Năm 2014, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký ban hành Quyết định số 85/QĐ-UBND, phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống (R6), tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Bắc Cầu đến cầu Phù Đổng) thuộc địa giới hành chính quận Long Biên, các huyện Gia Lâm, Đông Anh.
Theo quyết định, diện tích nghiên cứu quy hoạch phân khu đô thị trên 1.152 ha. Về quy mô dân số bảo đảm tổng dân số của 2 phân khu đô thị phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và không vượt quá 170.000 người. Với mục tiêu cụ thể hoá các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt...
Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Hoà Phát (mã chứng khoán: HPG) vừa thông tin về việc tăng vốn góp tại CTCP Phát triển Bất động sản Hoà Phát thêm 3.300 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng, chậm nhất vào ngày 28/2.
BĐS Hoà Phát được thành lập năm 2020, với vốn điều lệ ban đầu là 2.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ hiện tại của doanh nghiệp là 2.700 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Hoà Phát là 2.698 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ sở hữu của HPG là 99,926%).
Sau đợt góp vốn tới đây, tỷ lệ sở hữu của tập đoàn tại đơn vị này dự kiến tăng lên 99,967%.
Tổng giám đốc BĐS Hoà Phát là ông Nguyễn Việt Thắng được giao quản lý phần vốn tăng thêm của Tập đoàn Hoà Phát tại công ty.
Cuối năm 2020, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) cơ cấu lại mô hình tổ chức với 4 nhóm ngành, bao gồm gang thép, sản phẩm thép, nông nghiệp và bất động sản. Riêng mảng bất động sản được tập đoàn chú trọng, theo lời chia sẻ của Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long: "Không ai có thể làm thép mãi được. Hòa Phát cũng như mọi tập đoàn khác sớm muộn đa ngành và một trong những hướng đó là bất động sản."
Trước đó, vào năm 2001, Hoà Phát cũng thành lập CTCP xây dựng và phát triển Đô thị Hoà Phát, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản… Công ty hiện đang là chủ đầu tư của một số dự án lớn như KCN Phố Nối A, KCN Yên Mỹ, Khu thương mại Mandarin Garden, Toà nhà Hoà Phát Giải Phóng 1, 2, 3, 4…
Tổng công ty xây dựng số 1 (CC1) đã liên tiếp huy động 3 đợt trái phiếu với tổng vốn thu về là 2.650 tỷ đồng nhằm đầu tư vào các dự án hạ tầng và BĐS. Toàn bộ số trái phiếu được đảm bảo bằng toà nhà Sailing Tower tại trung tâm Quận 1.
Tổng công ty xây dựng số 1 - CTCP (mã chứng khoán: CC1) vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu đợt cuối năm 2021 với khối lượng 8.500 trái phiếu, tương ứng với giá trị phát hành 850 tỷ đồng.
Số vốn thu về được công ty đầu tư vào dự án tổng thầu EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch (350 tỷ đồng), dự án Bệnh viện đa khoa Bình Dương (100 tỷ đồng), dự án SimCity giai đoạn 2 - Công ty Nhật Hoàng (50 tỷ đồng) và dự án đường bộ Hải Phòng (140 tỷ đồng), thi công xây lắp, cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường DT363 – đoạn kênh Hòa Bình (60 tỷ đồng); dự án Khu tái định cư Đông Hội (100 tỷ đồng); thi công gói A1 dự án Đường Cao tốc Đà nẵng – Quảng Ngãi (50 tỷ đồng).
Tuyến nối TP Lai Châu với cao tốc Nội Bài – Lào Cai có chiều dài 83 km, đoạn qua TP Lai Châu đã hoàn thành GPMB gần 90%.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu, chiều ngày 21/2, UBND tỉnh đã có buổi làm việc về Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc (tuyến nối TP Lai Châu với cao tốc Nội Bài – Lào Cai).
Dự án có chiều dài tuyến 83 km, tiêu chuẩn đường cấp III miền núi và được chia thành 5 gói thầu xây lắp. Dự án sẽ được triển khai qua địa phận các huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường và TP Lai Châu.
Đối với huyện Tam Đường, tiến độ thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng tái định cư ở Xã Bản Giang đã bàn giao mặt bằng để thi công dự án đạt 99,4%; xã Bản Hon đạt 92,6%; đã ký hợp đồng gói thầu xây lắp khu tái định cư bản Đông Pao 2, khu tái định cư Bản Hon và dự thảo phương án bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
Tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa qua, hiện tượng bỏ thầu giá cao rồi bỏ cọc hay tình trạng gian lận khi mua bán trên giấy tờ để tạo dòng tiền giả, nâng cao lợi nhuận của các doanh nghiệp được đề cập.
Tối ngày 21/2, VTV1 đưa tin thực trạng các doanh nghiệp bỏ thầu giá cao rồi bỏ cọc là một trong những nội dung được đề cập tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa qua.
Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ngoài hiện tượng trên còn xuất hiện tình trạng gian lận khi mua bán trên giấy tờ để tạo dòng tiền giả, nâng cao lợi nhuận và cải thiện hình ảnh trên thị trường chứng khoán.
Mặt khác, dạng hợp đồng "Hứa mua - Hứa bán" (hợp đồng tương lai) cũng bắt đầu xuất hiện những bất ổn trong quá trình thực hiện.
Theo nhiều đại biểu Quốc hội, hành vi đẩy giá đất rồi bỏ cọc có khả năng ẩn chứa những hành vi trục lợi. Do đó, nhiều đại biểu cho rằng cần bổ sung thêm tội danh mới trong bộ luật hình sự là tội lũng đoạn thị trường bất động sản.
7. Khu đất từ ngõ Độc Lập đến đoạn đối diện ngõ Hòa Bình
Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường Cự Khối, quận Long Biên. Trong đó đáng chú ý có khu đất từ ngõ Độc Lập qua ngõ Thống Nhất đến đoạn đối diện ngõ Hòa Bình với diện tích khoảng 64.037,732 m2, dài khoảng 1,47 km.
KCN Cao Lãnh được PDI - công ty con của Phát Đạt nghiên cứu chia làm ba dự án thành phần với tổng quy mô 2.000 ha, dự kiến khởi công giai đoạn 1 trong năm 2024.
Ngày 16/2 vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp đã chấp thuận cho CTCP Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt (PDI) được tiếp cận, nghiên cứu đề xuất đầu tư ba dự án, gồm KCN Cao Lãnh, KCN Cao Lãnh II và KCN Cao Lãnh III.
Theo đó PDI sẽ tiến hành nghiên cứu KCN Cao Lãnh với tổng diện tích 2.000 ha, được chia làm ba dự án là KCN Cao Lãnh, KCN Cao Lãnh II và KCN Cao Lãnh III với tổng mức đầu tư 14.726 tỷ đồng với các phân kỳ: giai đoạn 1 từ 2021 – 2025 phát triển quy mô 1.000 ha và giai đoạn 2 từ 2026 – 2030 quy mô từ 1.000 ha.
Dự án KCN tại Quảng Ngãi của PDI. (Ảnh: Phát Đạt).
Trước đó, ngày 27/10/2021, PDI đã có văn bản đề xuất các dự án nói trên gửi UBND tỉnh Đồng Tháp. Đến ngày 24/11/2021, doanh nghiệp đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề xuất đầu tư KCN Cảng Cao Lãnh và KCN Phát Đạt - Đồng Tháp II với tổng quy mô hơn 420 ha tại huyện Cao Lãnh.
Theo ông Trần Tấn Sỹ, Tổng Giám đốc của PDI, hiện công ty đang định hướng phát triển những cụm công nghiệp đô thị dịch vụ có quy mô 1.000 - 6.000 ha tại các địa phương đã có sẵn cơ sở hạ tầng phát triển như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp...