Trang

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022

Thuduc House lỗ kỷ lục năm 2021, tất toán hơn 1.000 tỷ đồng nợ vay

  Khoản phạt thuế gần 258 tỷ đồng đã khiến Thuduc House ghi nhận mức lỗ đậm kỷ lục là 525 tỷ đồng năm 2021. Trong năm, công ty đã thực hiện chiến lược thu mình, thu hẹp quy mô tài sản, song cũng đã đẩy được hết nợ tài chính trong kỳ.

Thuduc House tiếp tục đi lùi trong quý IV, báo lỗ kỷ lục năm 2021

CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã chứng khoán: TDH) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021 với doanh thu thuần 23,2 tỷ đồng, giảm 97% so với cùng kỳ năm trước. Công ty cũng ghi nhận lỗ sau thuế 774 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 25,6 tỷ đồng.

Theo giải trình từ phía doanh nghiệp, điều này là kết quả của việc doanh thu giảm mạnh do tác động của dịch bệnh Covid-19 thời gian qua. 

Tiếp tục bị phạt thuế, Thuduc House báo lỗ hơn 520 tỷ đồng năm 2021  - Ảnh 1.

Nguồn: Hiền Minh tổng hợp từ BCTC của Thuduc House.

Lũy kế năm 2021, doanh thu thuần của Thuduc House đạt 487 tỷ đồng, giảm 75% so với năm 2020. Chiếm 64% trong cơ cấu doanh thu thuần là từ nguồn bán hàng bất động sản với 313 tỷ đồng, giảm 58%. Doanh thu từ bán hàng hóa và thành phẩm đạt 123 tỷ đồng, giảm 87% so với cùng kỳ và là mức giảm mạnh nhất trong các nguồn thu năm 2021 của Thuduc House.

Còn tiếp...

Hà Nội duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường 6 km từ Võ Nguyên Giáp đến Đản Dị

  Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường từ Võ Nguyên Giáp đến đường Đản Dị, tỷ lệ 1/500 trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội.

Phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường từ đường Võ Nguyên Giáp đến Đản Dị - Ảnh 1.

Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường chiều dài 6 km nối đường Võ Nguyên Giáp đến đường Đản Dị. (Ảnh: Vietnamnet).

Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký ban hành Quyết định số 393/QĐ-UBND ngày 26/1 về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Đản Dị, tỷ lệ 1/500 (thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ đường Dục Nội, xã Việt Hùng đến đường Võ Nguyên Giáp).

Theo đó, chiều dài tuyến đường khoảng 6 km có điểm đầu giao với đường Võ Nguyên Giáp, điểm cuối giao với đường Đản Dị, huyện Đông Anh.

Tuyến đường có bề rộng mặt cắt ngang điển hình B = 30 m bao gồm lòng đường 2 x 7 m, dải phân cách 1 m và vỉa hè 2 x 7,5 m.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/ha-noi-duyet-chi-gioi-duong-do-tuyen-duong-6-km-tu-vo-nguyen-giap-den-dan-di-20220127212802389.htm

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2022

Lộ diện bên mua lại tòa Capital Place từ CapitaLand với giá 550 triệu USD

Capital Place là tòa nhà văn phòng hạng A lớn nhất ở Hà Nội, từng được CapitaLand mua lại vào năm 2018 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2020.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/lo-dien-ben-mua-lai-toa-capital-place-tu-capitaland-voi-gia-550-trieu-usd-20220126082425161.htm

Capital Place được Quỹ Giá trị Gia tăng Thương mại CapitaLand Việt Nam (viết tắt là CVCVF, do CLD nắm giữ 50% vốn) mua lại vào năm 2018 và khai trương vào năm 2020. Theo giới thiệu từ CapitaLand, dự án được phát triển bởi doanh nghiệp và Mitsubishi Estate Asia, có diện tích cho thuê 93.000 m2.

Ông Ronald Tay, Giám đốc điều hành của CLD (Việt Nam), cho biết việc thoái vốn tại Capital Place nằm trong chiến lược rút lui của CVCVF và tái cơ cấu vốn của CLD ở lĩnh vực bất động sản.

"CLD sẽ phân bổ lại số tiền thu được từ việc thoái vốn vào các tài sản có hiệu suất sinh lời cao hơn. Công ty vẫn đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào phân khúc văn phòng, khu dân cư, đô thị, cũng như logistics, trung tâm dữ liệu và khu công nghiệp", ông Ronald Tay cho biết.


Capital Place gồm hai tòa tháp 37 tầng, nằm ngay giao lộ Liễu Giai - Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình, Hà Nội). (Nguồn: CapitaLand).
Viva Land mua Capital Palce, sau thông tin hồi sinh Saigon One Tower

Trong thông báo công bố ngày 24/1, CTCP Đầu tư và Phát triển Viva Land cho biết thông qua các đơn vị liên kết, doanh nghiệp đã chính thức sở hữu tòa nhà Capital Place và sẽ tham gia điều hành tòa nhà văn phòng hạng A này tại Hà Nội. Capital Place đồng thời là dự án văn phòng và thương mại đầu tiên của Viva Land tại khu vực phía Bắc.

Ông Eddie Lim, Tổng Giám Đốc Viva Land, chia sẻ: “Mặc dù có những ảnh hưởng nhất định từ dịch COVID-19, thị trường văn phòng tại Hà Nội còn nhiều cơ hội để phát triển, điển hình là tình trạng thiếu hụt nguồn cung văn phòng, đặc biệt là văn phòng hạng A.

Capital Place là tòa nhà hiện đại hạng A tọa lạc tại vị trí trung tâm thành phố, cung cấp diện tích mặt sàn thương mại lớn. Do đó, tòa nhà có thể đáp ứng mọi nhu cầu về diện tích cũng như dịch vụ văn phòng của khách thuê doanh nghiệp.”

Phát Đạt chuyển nhượng thêm khối khách sạn vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng tại dự án Nhơn Hội

 Phát Đạt thông tin chuyển nhượng khối khách sạn HH-4-2 tại Phân khu 4 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội với tổng vốn đầu tư 476 tỷ đồng cho một công ty liên quan. Phát Đạt từng chuyển nhượng một phần dự án này trước đó, ghi nhận vào doanh thu quý IV vừa qua.


Hội đồng quản trị CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) vừa thông qua nghị quyết chuyển nhượng hạng mục khối khách sạn HH-4-2 tại dự án tại Phân khu số 4 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định.

Phần dự án được chuyển nhượng bao gồm một khối khách sạn với diện tích đất 3.503,52 m2, gồm 39 tầng nổi, một tầng hầm, diện tích sàn xây dựng là hơn 5,9 ha, tổng mức đầu tư khoảng 476 tỷ đồng. Giá trị chuyển nhượng không được công ty công bố.

Bên nhận chuyển nhượng là CTCP Khu du lịch và khách sạn Bình Minh. Đây là doanh nghiệp có liên quan đến Phát Đạt, được thành lập từ tháng 12/2020 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, có trụ sở tại Quy Nhơn, Bình Định. 

Người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT tại Bình Minh là ông Phạm Quang Điền. Ông Điền cũng là một trong ba cổ đông sáng lập tại Bình Minh với tỷ lệ sở hữu 80%.

Phát Đạt chuyển nhượng dự án 476 tỷ đồng tại Nhơn Hội cho một công ty liên quan - Ảnh 1.

Dự án Phân khu số 4 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định của Phát Đạt. (Ảnh: Phát Đạt).

Ecopark chuyển nhượng dự án căn hộ Hồ Thiên Nga gần 5.300 tỷ đồng cho công ty con

  Khu căn hộ Hồ Thiên Nga được xây dựng trên khu đất có diện tích 40.045 m2, gồm 8 khối tháp, cao 6-40 tầng. Công trình gồm các không gian thương mại dịch vụ và 2.623 căn hộ để ở.

Ecopark chuyển nhượng dự án căn hộ Hồ Thiên Nga gần 5.300 tỷ đồng cho công ty con - Ảnh 1.

Công viên Hồ Thiên Nga. (Ảnh: ecoparkhome.vn).

UBND tỉnh Hưng Yên mới đây quyết định cho phép CTCP Tập đoàn Ecopark chuyển nhượng một phần dự án Khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (dự án Khu căn hộ Hồ Thiên Nga) tại lô đất CT-21,22 cho CTCP Bất động sản Ecopark-Nomura.

Công trình Khu căn hộ Hồ Thiên Nga được xây dựng trên khu đất có diện tích 40.045 m2, gồm 8 khối tháp, cao 6-40 tầng, chung khối đế cao hai tầng, tum thang và hai tầng hầm chung.

Còn tiếp...

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022

 Chỉ tính sau đợt dịch lần thứ 4, nhà đầu tư từ các nơi đổ xô về Bà Rịa - Vũng Tàu mua bất động sản khiến lượng hồ sơ chuyển nhượng quyền sỡ hữu nhà, đất tăng mạnh.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/nha-dau-tu-do-xo-ve-ba-ria-vung-tau-sau-gian-cach-ho-so-dat-dai-tang-vot-20220125121227576.htm

Báo cáo của Phòng nghiên cứu thị trường bất động sản Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) tại Vũng Tàu cho biết, trong năm 2021, Bà Rịa - Vũng Tàu chứng kiến lượng hồ sơ chuyển nhượng quyền sỡ hữu nhà, đất cao khổng lồ sau dịch đợt lần thứ 4 với 11.900 bộ hồ sơ đăng ký tại văn phòng đất đai. 

Trong 8 thành phố, thị trấn, huyện lỵ thì Châu Đức là điểm nóng. Chỉ riêng quý IV các nhà đầu tư ồ ạt về đầu tư đất xào làm nhà vườn, nghỉ dưởng và hút khách là đất ở các xã Đá Bạc, Suối Rao, Cù Bi,… khiến lượng giao dịch tăng khoảng 60 - 70% so với cùng kỳ năm 2020.



Ngoài ra, trong năm vừa qua, thị trường bất động sản địa phương này cũng chứng kiến những cơn sốt đất, chủ yếu là những tháng cuối năm, sau khi hết giãn cách xã hội. Trong đó, Châu Đức và TP Bà Rịa liên tục sốt từ tháng 10 đến tháng 12. Các địa phương khác  sốt đất từ tháng 11 đến 12.

Riêng Phú Mỹ vẫn đang có hiện tượng sốt đất và dự báo sẽ còn sôi động từ nay đến qua Tết Âm lịch, nếu dịch không bùng phát mạnh trở lại thì ít nhất là tới tháng 4/2022 khi bảng giá đất mới chính thức được áp dụng. 

Còn tại huyện Côn Đảo, năm 2021 không có hiện tượng sốt đất nhưng phân khúc đất nền vẫn ghi nhận tăng giá trong quý IV.

Ngoài ra, theo đơn vị này, hoạt động mua bán đất thổ cư tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm 2021 ghi nhận trầm lắng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, ở các vùng ven đô như Phú Mỹ, đất sào và đất mẫu có nhộn nhịp vào thời gian đầu gỡ bỏ giãn cách. 

Đơn cử, các lô đất ngay đường quốc lộ 51 có giá tầm 1,2 tỷ đồng/mét ngang (tăng 200 triệu), các trục đường chính thì giá dao động trong khoảng 600 - 700 triệu đồng/mét ngang, tùy vị trí ( tăng 50 - 150 triệu đồng). 

Vào các nhánh rẽ, từ vị trí 2 trở đi mức giá giảm khoảng 100 – 200 triệu đồng/mét ngang so với đường chính. Đất vị trí 1 tại trung tâm thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức dao động trong khoảng 50 - 70 triệu đồng/m2, đất xào tại Đá Bạc khoảng 800 triệu đồng - 1,5 tỷ đồng/sào, đất nền khu tái định cư Suối Nghệ khoảng 200 - 400 triệu đồng/mét ngang, tăng gấp 2 - 3 lần so với năm 2020.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2)

 Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.


Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất thu hồi mở rộng đường Phan Trọng Tuệ với diện tích khoảng 54.611,231 m2, dài khoảng 1 km.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Tả Thanh Oai. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 2.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Tả Thanh Oai nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 3.

Đất nóng Bảo Lộc: Góc nhìn khác biệt giữa chuyên gia và nhà đầu tư

 Trong bối cảnh thị trường bất động sản lặng sóng, giá đất tại TP Bảo Lộc, vùng đất đang được các nhà đầu tư xem là "thánh địa" đã tăng gấp 4 lần so với thời điểm năm 2017.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/dia-phuong-duoc-du-bao-di-dau-xu-huong-bo-pho-ve-vuon-gia-dat-da-quay-dau-giam-nhe-20220125125554785.htm

Chỉ vài tháng trở lại đây, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đã đổ về khu vực Bảo Lộc, Lâm Đồng để nghiên cứu và triển khai dự án. Nhiều nhà đầu tư cá nhân cũng tìm đến khu vực này săn đất, qua đó đẩy giá đất nơi đây lên cơn sốt.

Theo Chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển, các chuyên gia thường đánh giá tiềm năng phát triển của một vùng đất dựa trên tầm nhìn về hạ tầng, dân cư, giao thông,... Với tầm nhìn này, đôi khi các chuyên gia không hiểu hoặc bỏ qua cơ hội "đất lên". 

Trong khi đó, người buôn đất chuyên nghiệp hơn bởi họ không chỉ dựa vào tầm nhìn như chuyên gia mà họ còn dựa vào xu thế xuống tiền của nhà đầu tư và nhờ vậy họ trúng lớn chỉ sau vài tháng mua đất.

Ghi nhận sau chuyến đi thực địa, TS Đinh Thế Hiển cho biết: "Tôi đứng trước một khu dân cư mới ở đường Hoàng Văn Thụ, Bảo Lộc, chỉ cách quốc lộ 20 khoảng 3 km và cách hồ lớn trung tâm TP Bảo Lộc tầm 1,5 km.

Một căn hộ một triệt một lầu, góc hai mặt đường, diện tích 120 m2 (6 m x 20 m) có giá bán 11 tỉ đồng. Cách đó ba căn, căn nằm giữa có khách hàng trả 6,5 tỉ đồng nhưng chủ nhà chưa bán".

Theo đánh giá của TS Đinh Thế Hiển, "so về thế đất, giá bán này không đắt với nhà đầu tư đến từ TP HCM, Hà Nội. Song, vấn đề là mức giá này đã tăng 4 lần (400%) so với năm 2017. Thậm chí, giá các khu đất gần phía đường cao tốc tăng 10-20 lần so với 4 năm trước".

Theo một số nhà đầu tư, lí do chọn Bảo Lộc bởi nơi đây hội tụ những điểm du lịch sinh thái nổi tiếng như thác Dambri, Tuyệt Tình Cốc, Chùa Linh Quy Pháp Ấn, Khu du lịch Madagui hay những đồi chè xanh tươi như Đồi chè Tâm Châu và các ngọn đồi trập trùng cùng với khí hậu mát mẻ, không khí trong lành.

Một số ý kiến khác thì cho rằng, bất động sản Bảo Lộc sẽ có cơ hội rõ nét hơn nếu như các ông lớn thực sự xuống tiền xây dựng dự án xứng tầm tại đây, chẳng hạn như một khu du lịch qui mô, hay một "resort dưỡng lão" đẳng cấp cho người già. 

Thực hư giá đất Bảo Lộc lên cơn sốt  - Ảnh 1.

Một số vùng xa trung tâm thành phố như Cầu Đất, một sào đất nông nghiệp trước đây chỉ vài chục triệu thì nay đã lên 1-2 tỉ đồng, tùy vị trí. (Ảnh: Nguyên Ngọc)


Doanh thu quý IV bứt tốc, Nam Long vượt kế hoạch kinh doanh năm 2021

  Doanh thu thuần quý IV/2021 của Nam Long tăng hơn 380% so với cùng kỳ và cao gấp 5,6 lần tổng doanh thu thuần ba quý trước. Điều này giúp Nam Long vượt mục tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2021.

Lũy kế cả năm 2021, phần doanh thu bán đất, căn hộ, nhà phố và biệt thự này đã tăng 510% so với cùng kỳ, song doanh thu từ các nguồn còn lại như dịch vụ tổng thầu và xây dựng, cung cấp dịch vụ, chuyển nhượng dự án, cho thuê bất động sản đầu tư đều giảm. 

Do đó, tổng doanh thu thuần năm 2021 của Nam Long tăng 135%, đạt 5.206 tỷ đồng. Giá vốn giảm, biên lợi nhuận gộp tăng kéo theo lợi nhuận gộp công ty tăng 165%, đạt 1.778 tỷ đồng. 

Quý IV bứt tốc nhờ bán căn hộ, Nam Long vượt kế hoạch kinh doanh năm 2021 - Ảnh 1.

Nguồn: Hiền Minh tổng hợp từ BCTC của Nam Long.

Còn tiếp...

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

Toàn cảnh 6 dự án đô thị ở huyện Mê Linh sắp khởi động lại

  Năm 2022, huyện Mê Linh có 6 dự án cam kết khởi công gồm Khu đô thị mới CEO Mê Linh, Khu đô thị mới An Thịnh, Khu đô thị mới Vinalines, Khu nhà ở TDK, Khu nhà ở Minh Đức, Khu nhà ở Minh Giang - Đầm Và.

Thông tin với báo chí, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Trần Thanh Hoài cho biết, sau khi kiểm tra rà soát trong tổng số 47 các dự án đô thị, có 6 dự án đô thị chủ đầu tư đã cơ bản hoàn thành các thủ tục, chủ đầu tư cam kết dự kiến khởi công năm 2022.

Cụ thể các dự án: Dự án mở rộng khu nhà ở Minh Giang - Đầm Và (14,2 ha), dự án Khu nhà ở Minh Đức (17,1 ha), dự án Khu nhà ở TDK (10,3 ha) tại xã Tiền Phong.

Đáng chú ý là các chủ đầu tư các khu đô thị lớn cam kết sẽ thúc đẩy triển khai các dự án có quy mô rộng như: Dự án Khu đô thị mới CEO Mê Linh tại các xã Mê Linh, Đại Thịnh, Tráng Việt, Văn Khê (có diện tích 20,2 ha); Dự án Khu đô thị mới An Thịnh tại các xã Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Thị trấn Quang Minh (78,0 ha) và Dự án Khu đô thị mới Vinalines tại các xã Đại Thịnh, Thanh Lâm, Tráng Việt với quy mô (106,6 ha).

Lãnh đạo huyện Mê Linh cũng cho biết, nếu 6 dự án này hoàn thành các thủ tục khởi công năm 2022, các chủ đầu tư sẽ đóng góp cho ngân sách địa phương tiền sử dụng đất gần 4.000 tỷ đồng.

Đồng thời các dự án khởi công sẽ làm cho bộ mặt đô thị địa phương Mê Linh sẽ phát triển, thúc đẩy các chủ đầu tư khác phải triển khai, thu hút nhiều người dân về sinh sống và làm việc tại Mê Linh, phát triển được nhiều dịch vụ, kinh tế địa phương sẽ phát triển, đóng góp lớn vào ngân sách của địa phương, đảm bảo đời sống nhân dân, ổn định tình hình an ninh chính trị.

Với các chủ đầu tư không thực hiện triển khai dự án, cố tình ôm đất, không đủ tiềm lực triển khai, tiếp tục kéo dài chậm triển khai…Huyện Mê Linh kiên quyết kiến nghị Thành phố thu hồi đối với các chủ đầu tư này

1. Dự án khu nhà ở Minh Đức

Toàn cảnh 6 dự án chậm triển khai ở huyện Mê Linh sắp tái triển khai - Ảnh 1.

Dự án Khu nhà ở Minh Đức (17,1 ha) thuộc địa bàn xã Tiền Phong, Mê Linh. Dự án này nằm trên TL23, đối diện với lối vào thôn Yên Nhân.

Toàn cảnh 6 dự án chậm triển khai ở huyện Mê Linh sắp tái triển khai - Ảnh 2.

Theo ghi nhận, dự án này đã cơ bản xây dựng xong hạ tầng giao thông.

Còn tiếp...

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

Đặt mục tiêu đưa Hoài Đức lên quận vào năm 2024

 Huyện Hoài Đức đăng ký thời gian hoàn thành Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận vào cuối năm 2023, đầu năm 2024, hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định, công nhận huyện Hoài Đức đạt chuẩn quận vào năm 2024.


Sáng nay (20/1), Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền có buổi làm việc tại huyện Hoài Đức để rà soát tiến độ thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng huyện Hoài Đức thành quận, theo Hànộimới.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Anh cho biết, đến thời điểm hiện tại, huyện đã đạt 22/27 tiêu chí trở thành quận. Nhiều tiêu chí đạt cao, như mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất đạt 9,42%; thu nhập bình quân 62 triệu đồng/người/năm; huyện không còn hộ nghèo; tỷ lệ hộ dân được cấp nước hợp vệ sinh đạt 100% (86% hộ dân được cấp nước sạch tập trung); tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng đạt khoảng 98,5%...

Đặt mục tiêu đưa Hoài Đức lên quận vào năm 2024 - Ảnh 1.

Vành đai 3,5 qua địa bàn huyện Hoài Đức đang dần thành hình. (Ảnh: Hạ Vũ).

5 tiêu chí còn lại huyện cần hoàn thiện gồm y tế, cây xanh, giao thông, tỷ lệ nước thải được xử lý, cân đối thu - chi ngân sách.

SZL vượt mục tiêu lãi năm, đẩy mạnh vốn vào các KCN Long Thành và Long Phước

 Lũy kế cả năm 2021, Sonadezi Long Thành (SZL) lãi sau thuế 101 tỷ đồng, tương ứng 116% mục tiêu lợi nhuận.


CTCP Sonadezi Long Thành (mã chứng khoán: SZL) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với doanh thu thuần hơn 93 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ việc cho thuê hạ tầng khu công nghiệp.

Giá vốn bán hàng trong quý không chênh lệch nhiều so với cùng kỳ, ở mức 64 tỷ đồng. Doanh thu tài chính ghi nhận 13,5 tỷ đồng từ cổ tức và lãi tiền gửi. Các chi phí bán hàng, tài chính và quản lý doanh nghiệp không biến động.

Kết quả, Sonadezi Long Thành báo lãi sau thuế quý IV gần 25 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2021, doanh nghiệp ghi nhận 388 tỷ đồng doanh thu thuần và 101 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 8% và giảm 1%.

Năm 2021, công ty đặt mục tiêu doanh thu 410 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 87 tỷ đồng. Như vậy, kết quả kinh doanh nói trên tương ứng 95% mục tiêu doanh thu và 116% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Sonadezi Long Thành vượt mục tiêu lãi năm, đang đẩy mạnh vốn vào dự án Long Thành, Long Phước - Ảnh 1.

Nguồn: BCTC quý IV/2021 Sonadezi Long Thành.

SZL vượt mục tiêu lãi năm, đẩy mạnh vốn vào các KCN Long Thành và Long Phước

  Lũy kế cả năm 2021, Sonadezi Long Thành (SZL) lãi sau thuế 101 tỷ đồng, tương ứng 116% mục tiêu lợi nhuận.

Sonadezi Long Thành vượt mục tiêu lãi năm, đang đẩy mạnh vốn vào dự án Long Thành, Long Phước - Ảnh 1.

Nguồn: BCTC quý IV/2021 Sonadezi Long Thành.

CTCP Sonadezi Long Thành (mã chứng khoán: SZL) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với doanh thu thuần hơn 93 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ việc cho thuê hạ tầng khu công nghiệp.

Giá vốn bán hàng trong quý không chênh lệch nhiều so với cùng kỳ, ở mức 64 tỷ đồng. Doanh thu tài chính ghi nhận 13,5 tỷ đồng từ cổ tức và lãi tiền gửi. Các chi phí bán hàng, tài chính và quản lý doanh nghiệp không biến động.

Còn tiếp...

Giá căn hộ Hà Nội hưởng lợi từ hạ tầng, tăng 5 - 10% sau một năm

  Mức giá căn hộ tại Hà Nội đã tăng từ 5 - 10% so với quý IV/2020, đặc biệt là tại các dự án nằm ở phía tây và phía đông thành phố - nơi có tiềm năng phát triển về hạ tầng.

Giá căn hộ Hà Nội hưởng lợi từ hạ tầng, tăng 5 - 10% sau một năm - Ảnh 1.

Hạng sang và cao cấp là hai phân khúc được hưởng lợi từ sự phát triển của cơ sở hạ tầng. (Ảnh minh họa: Hạ Vũ).

Theo Colliers, việc ra mắt tuyến Metro Cát Linh - Hà Đông vào tháng 11/2021 là sự kiện lớn nhất của Hà Nội trong quý IV/2021. Sự kiện này đã khiến thị trường bất động sản chuyển biến tích cực hơn.

Trong quý, thị trường căn hộ tại Hà Nội ghi nhận thêm 8.000 căn hộ đến từ 11 dự án. Các dự án này chủ yếu đến từ Gia Lâm, Từ Liêm và quận Hoàng Mai. Nhiều dự án ra mắt trong giai đoạn này đến từ các khu vực được hưởng lợi lớn nhờ quy hoạch. 

Còn tiếp...

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

Tập đoàn T&T khởi công tòa nhà hơn nghìn tỷ cao nhất TP Sa Đéc

  Dự án Khu trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở T&T Sa Đéc có tổng mức đầu tư hơn 1.170 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023.

Tập đoàn T&T khởi công tòa nhà hơn nghìn tỷ cao nhất TP Sa Đéc - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án T&T Sa Đéc. (Ảnh: Thanh niên).

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh và CTCP Tập đoàn T&T vừa tổ chức khởi công dự án Khu trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở T&T Sa Đéc tại Khóm 4, phường 1, TP Sa Đéc.

Dự án này do Công ty TNHH Vĩnh Thiện Đà Nẵng – thành viên Tập đoàn T&T trúng thầu quyền sử dụng đất và thuê đất với quy mô hơn 10.000 m2, tổng vốn đầu tư trên 1.170 tỷ đồng. 

Điểm nhấn của dự án là khách sạn 25 tầng, tòa nhà cao nhất TP Sa Đéc. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào quý IV/2023.

Những năm gần đây, Tập đoàn T&T đang đẩy mạnh đầu tư vào khu vực vùng Tây Nam Bộ. Tại Cà Mau, hồi tháng 5/2021, doanh nghiệp đã trúng thầu KĐT mới khóm 5 (phường 1) với quy mô gần 23 ha, tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp đang đầu tư 3 dự án khác tại Cà Mau gồm Sân bay Cà Mau, Cảng nước sâu Hòn Khoai và  KĐT liên hiệp thể dục thể thao, trung tâm bóng đá trẻ và Câu lạc bộ bóng đá.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/tap-doan-tt-khoi-cong-toa-nha-hon-nghin-ty-cao-nhat-tp-sa-dec-20220119163002994.htm

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

Cơ bản hoàn thành 54 km tuyến chính cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, sẵn sàng cho ngày thông xe

  Đến nay, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đã hoàn thành cơ bản tuyến chính, có thể chạy từ đầu đến cuối tuyến dài hơn 54 km, dự kiến thông xe trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần nhằm phục vụ đi lại của người dân.

Cơ bản hoàn thành 54 km tuyến chính cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, sẵn sàng cho ngày thông xe - Ảnh 1.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẵn sàng thông xe kỹ thuật. (Ảnh: PLO).

Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải vừa có buổi làm việc với lãnh đạo UBND các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh và Bến Tre.

Đại diện các Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, Hàng hải, Ban 7, Ban quản lý các dự án đường thuỷ nội địa đã báo cáo về tiến độ thực hiện các dự án giao thông như cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, kênh Chợ Gạo, giai đoạn 2 luồng sông Hậu, cầu Rạch Miễu 2…

Còn tiếp...

Phạt 1,5 tỷ đồng và đình chỉ giao dịch 5 tháng đối với ông Trịnh Văn Quyết

 UBCKNN vừa có quyết định chính thức về mức phạt đối với việc không công bố thông tin khi giao dịch cổ phiếu đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC. Ngoài ra, UBCKNN cho biết vẫn đang tiếp tục xử lý vụ việc.


Ngày 18/01, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ra quyết định xử phạt đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) khi bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC mà không báo cáo, không công bố thông tin theo quy định.

Theo đó, ông Quyết bị phạt tiền 1,5 tỷ đồng, đồng thời bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán trong vòng 5 tháng.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 18/01/2022. UBCKNN cho biết hiện vẫn đang tiếp tục phối hợp cơ quan liên quan để xử lý vụ việc.

Trước đó vào tối ngày 11/1, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) đã có thông báo hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC trong phiên ngày 10/1/2022 của ông Quyết.

Cùng ngày, các tài khoản chứng khoán của ông Quyết cũng bị UBCKNN phối hợp cùng các công ty chứng khoán phong tỏa toàn bộ. UBCKNN cho biết quyết định phong tỏa tài khoản này được đưa ra nhằm "ngăn chặn cá nhân tiếp tục thực hiện vi phạm", căn cứ theo quy định tại Điều 306, Nghị định số 155/2020.

Phê duyệt chỉ giới đường đỏ đường gom QL3 mới qua địa bàn huyện Đông Anh

  Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường gom hai bên QL3 mới qua địa bàn huyện Đông Anh dài khoảng 5,3 km.

Phê duyệt chỉ giới đường đỏ đường gom QL3 mới qua địa bàn huyện Đông Anh - Ảnh 1.

Tuyến đường gom hai bên QL3 mới có điểm đầu đoạn gần cầu vượt từ xã Liên Hà sang xã Dục Tú. (Ảnh: Hạ Vũ).

Ngày 13/1, UBND TP Hà Nội có quyết định về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường gom dọc hai bên QL3 mới, tỷ lệ 1/500 (đoạn từ nút giao với đường vành đai 3 Bắc Sông Hồng đến hết địa phận huyện Đông Anh), dài khoảng 5,3 km.

Tuyến đường này có điểm đầu giao với đường Vành đai 3 Bắc Sông Hồng, điểm cuối tại ranh giới giữa huyện Đông Anh với huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Tuyến đường gom hai bên QL3 mới rộng 22 m bao gồm lòng đường 12 m, vỉa hè (lề) phía ngoài 10 m, phía giáp cao tốc không bố trí hè.

Đường gom cũng có hai nút giao khác cốt liên thông giữa tuyến đường với đường Vành đai 3 Bắc sông Hồng và đường vào khu công nghiệp Đông Anh được xác định theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô được duyệt.

Hình thức nút giao, phạm vi xây dựng nút sẽ được xác định chính xác theo dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt. Các nút giao giữa các tuyến đường ngang với đường gom dọc theo quốc lộ 3 mới chủ yếu được xác định trên cơ sở đường hiện có.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/phe-duyet-chi-gioi-duong-do-duong-gom-ql3-moi-qua-dia-ban-huyen-dong-anh-20220118054728039.htm

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022

Cận Tết Nguyên đán, nhu cầu bất động sản đổ dồn về đất nền

  Gần Tết Nguyên đán, thị trường bất động sản xuất hiện diễn biến trái chiều của nguồn cung và cầu. Đáng chú ý, trong khi nhu cầu tìm kiếm, mua chung cư và nhà riêng sụt giảm thì loại hình đất nền vẫn ghi nhận sự giá tăng về mức độ quan tâm.

Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, thời điểm cận Tết Nguyên đán 2022 xuất hiện diễn biến trái chiều của nguồn cung và nguồn cầu trên thị trường bất động sản. Trong khi nhu cầu tìm kiếm, mua bất động sản có xu hướng giảm nhẹ thì nguồn cung (dựa trên lượng tin đăng) lại tăng ở hầu hết các loại hình bất động sản. 

Cận Tết Nguyên đán, nhu cầu bất động sản đổ dồn về đất nền - Ảnh 1.

Biểu đồ lượng tin đăng và mức độ quan tâm các loại hình bất động sản. (Ảnh: Batdongsan.com.vn).

Cụ thể, xét trên toàn thị trường, mức độ quan tâm giảm 3% trong khi lượng tin tăng đăng 7% so với tháng 11/2021.

Tại Hà Nội, mức độ quan tâm giảm 5%, lượng tin đăng tăng 3% so với tháng 11/2021 so với tháng 11/2021. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2020 thì mức độ quan tâm tăng 19%, lượng tin đăng tăng 25%.

Còn tiếp...

Các dự án biệt thự, liền kề của Vinhomes và Ecopark hưởng lợi từ đường vành đai

  Savills cho rằng năm 2022 là một năm nhiều hứa hẹn cho các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, các dự án biệt thự, nhà liền kề ở Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận nằm gần các tuyến đường vành đai chắc chắn sẽ được hưởng lợi.

Theo báo cáo mới đây của Savill, năm 2022 là một năm nhiều hứa hẹn cho các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng. 

Đơn cử như việc 6 nhánh lên xuống Vành đai 3 đoạn từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long vừa được thông xe, đường sắt đô thị số 3 Nhổn – Cầu Giấy hiện đang chạy thử nghiệm trước khi đi vào hoạt động chính thức. 

Một số dự án trọng điểm khác góp phần cải thiện giao thông, đời sống kinh tế - xã hội và cảnh quan đô thị của Hà Nội có thể kể tới Đại lộ Tây Thăng Long, Vành đai 3.5, hoặc cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. 

Bên cạnh đó, Hà Nội cùng với các tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc để thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án đầu tư, hình thức đầu tư cho đường Vành đai 4. 

Chuyên gia từ Savills nhận định, các dự án biệt thự, nhà liền kề ở Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận khác nằm gần các tuyến đường vành đai chắc chắn sẽ được hưởng lợi.

Các dự án biệt thự, liền kề của Vinhomes và Ecopark hưởng lợi từ đường vành đai - Ảnh 1.

Biểu đồ hoạt động và dự báo nguồn cung biệt thự, nhà liền kề 2022 tại Hà Nội. (Nguồn: Savills).

Còn tiếp...

Hải Dương đề xuất làm 800 dự án, thu về hơn 81.000 tỷ đồng trong 5 năm tới

 12 huyện, thành phố, thị xã tại Hải Dương đề xuất thực hiện hơn 800 dự án quy mô 6.000 ha, dự kiến thu tiền sử dụng gia đoạn 2021 - 2025 trên 81.000 tỷ đồng.


Theo báo Hải Dương, 12 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh đề xuất thực hiện hơn 800 dự án với tổng diện tích trên 6.000 ha, dự kiến thu tiền sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) trên 81.000 tỷ đồng.

Trong đó, HĐND huyện Bình Giang đề xuất thực hiện 73 dự án để thu tiền sử dụng đất. Ngoài ra, huyện huy động 1.015 tỷ đồng từ nguồn thu tiền sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) của 6 dự án với tổng diện tích hơn 136 ha để thực hiện một dự án giao trọng điểm. Dự kiến thu tiền sử dụng đất mang lại ngân sách khoảng 8.113 tỷ đồng.

Hải Dương đề xuất làm 800 dự án, thu về hơn 81.000 tỷ đồng trong 5 năm tới - Ảnh 1.

Hải Dương đề xuất làm 800 dự án, thu về trên 81.000 tỷ đồng trong 5 năm tới. (Ảnh: haiduonggov).

Huyện Kim Thành sẽ đầu tư hai công trình giao thông trọng điểm với tổng vốn trên 2.642 tỷ đồng. Nguồn vốn dự kiến thu từ đấu giá và đấu thầu 20 dự án khu dân cư, đô thị. Giai đoạn 2021-2025, huyện đã xây dựng kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất với tổng nguồn thu dự kiến hơn 4.752 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương cho biết, cơ quan đã rà soát số liệu các dự án công trình tạo nguồn của các địa phương, nhưng diện tích đất lúa của các dự án đề xuất quá lớn. Diện tích đất ở vượt cao so vớ