Trang

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

Toàn cảnh hiện trạng Phân khu đô thị sông Đuống sắp phê duyệt

  Phân khu đô thị sông Đuống sắp phê duyệt có diện tích trên 1.152 ha, thuộc địa giới quận Long Biên và các huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội).

Toàn cảnh hiện trạng Phân khu đô thị sông Đuống sắp phê duyệt - Ảnh 1.

Phân khu đô thị sông Đuống có diện tích trên 1.152 ha. (Đồ họa: Hạ Vũ).

Năm 2014, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký ban hành Quyết định số 85/QĐ-UBND, phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống (R6), tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Bắc Cầu đến cầu Phù Đổng) thuộc địa giới hành chính quận Long Biên, các huyện Gia Lâm, Đông Anh.

Theo quyết định, diện tích nghiên cứu quy hoạch phân khu đô thị trên 1.152 ha. Về quy mô dân số bảo đảm tổng dân số của 2 phân khu đô thị phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và không vượt quá 170.000 người. Với mục tiêu cụ thể hoá các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt...

Còn tiếp...

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản

 Thông qua đợt rót vốn này, đơn vị phụ trách mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Hoà Phát (mã chứng khoán: HPG) vừa thông tin về việc tăng vốn góp tại CTCP Phát triển Bất động sản Hoà Phát thêm 3.300 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng, chậm nhất vào ngày 28/2.

BĐS Hoà Phát được thành lập năm 2020, với vốn điều lệ ban đầu là 2.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ hiện tại của doanh nghiệp là 2.700 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Hoà Phát là 2.698 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ sở hữu của HPG là 99,926%). 

Sau đợt góp vốn tới đây, tỷ lệ sở hữu của tập đoàn tại đơn vị này dự kiến tăng lên 99,967%.

Tổng giám đốc BĐS Hoà Phát là ông Nguyễn Việt Thắng được giao quản lý phần vốn tăng thêm của Tập đoàn Hoà Phát tại công ty.

Tập đoàn Hoà Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng cho công ty bất động sản - Ảnh 1.

Cụ thể vốn góp và tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Hoà Phát tại BĐS Hoà Phát sau tăng vốn. (Nguồn: Hoà Phát).

Cuối năm 2020, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) cơ cấu lại mô hình tổ chức với 4 nhóm ngành, bao gồm gang thép, sản phẩm thép, nông nghiệp và bất động sản. Riêng mảng bất động sản được tập đoàn chú trọng, theo lời chia sẻ của Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long: "Không ai có thể làm thép mãi được. Hòa Phát cũng như mọi tập đoàn khác sớm muộn đa ngành và một trong những hướng đó là bất động sản."

Trước đó, vào năm 2001, Hoà Phát cũng thành lập CTCP xây dựng và phát triển Đô thị Hoà Phát, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản… Công ty hiện đang là chủ đầu tư của một số dự án lớn như KCN Phố Nối A, KCN Yên Mỹ, Khu thương mại Mandarin Garden, Toà nhà Hoà Phát Giải Phóng 1, 2, 3, 4…

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

CC1 liên tiếp huy động 2.650 tỷ đồng, đảm bảo bằng toà Sailing Tower tại trung tâm Quận 1

  Tổng công ty xây dựng số 1 (CC1) đã liên tiếp huy động 3 đợt trái phiếu với tổng vốn thu về là 2.650 tỷ đồng nhằm đầu tư vào các dự án hạ tầng và BĐS. Toàn bộ số trái phiếu được đảm bảo bằng toà nhà Sailing Tower tại trung tâm Quận 1.

Tổng công ty xây dựng số 1 - CTCP (mã chứng khoán: CC1) vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu đợt cuối năm 2021 với khối lượng 8.500 trái phiếu, tương ứng với giá trị phát hành 850 tỷ đồng. 

Số vốn thu về được công ty đầu tư vào dự án tổng thầu EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch (350 tỷ đồng), dự án Bệnh viện đa khoa Bình Dương (100 tỷ đồng), dự án SimCity giai đoạn 2 - Công ty Nhật Hoàng (50 tỷ đồng) và dự án đường bộ Hải Phòng (140 tỷ đồng), thi công xây lắp, cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường DT363 – đoạn kênh Hòa Bình (60 tỷ đồng); dự án Khu tái định cư Đông Hội (100 tỷ đồng); thi công gói A1 dự án Đường Cao tốc Đà nẵng – Quảng Ngãi (50 tỷ đồng).

CC1 liên tiếp huy động 2.650 tỷ đồng, đảm bảo bằng toà Sailing Tower tại trung tâm Quận 1 - Ảnh 1.

Nguồn: Nghị quyết của CC1.

Còn tiếp...

Tiến độ dự án đường nối TP Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai

 Tuyến nối TP Lai Châu với cao tốc Nội Bài – Lào Cai có chiều dài 83 km, đoạn qua TP Lai Châu đã hoàn thành GPMB gần 90%.

Tiến độ dự án đường nối TP Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Ảnh 1.

Một góc TP Lai Châu. (Ảnh: UBND tỉnh Lai Châu).

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu, chiều ngày 21/2, UBND tỉnh đã có buổi làm việc về Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc (tuyến nối TP Lai Châu với cao tốc Nội Bài – Lào Cai).

Dự án có chiều dài tuyến 83 km, tiêu chuẩn đường cấp III miền núi và được chia thành 5 gói thầu xây lắp. Dự án sẽ được triển khai qua địa phận các huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường và TP Lai Châu.

Đối với huyện Tam Đường, tiến độ thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng tái định cư ở Xã Bản Giang đã bàn giao mặt bằng để thi công dự án đạt 99,4%; xã Bản Hon đạt 92,6%; đã ký hợp đồng gói thầu xây lắp khu tái định cư bản Đông Pao 2, khu tái định cư Bản Hon và dự thảo phương án bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng. 

Còn tiếp....

Nguồn: https://vietnammoi.vn/tien-do-du-an-duong-noi-tp-lai-chau-voi-cao-toc-noi-bai-lao-cai-2022022213361194.htm

Đề nghị bổ sung tội lũng đoạn thị trường bất động sản vào Bộ luật Hình sự

 Tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa qua, hiện tượng bỏ thầu giá cao rồi bỏ cọc hay tình trạng gian lận khi mua bán trên giấy tờ để tạo dòng tiền giả, nâng cao lợi nhuận của các doanh nghiệp được đề cập.

Tối ngày 21/2, VTV1 đưa tin thực trạng các doanh nghiệp bỏ thầu giá cao rồi bỏ cọc là một trong những nội dung được đề cập tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa qua.

Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ngoài hiện tượng trên còn xuất hiện tình trạng gian lận khi mua bán trên giấy tờ để tạo dòng tiền giả, nâng cao lợi nhuận và cải thiện hình ảnh trên thị trường chứng khoán. 

Mặt khác, dạng hợp đồng "Hứa mua - Hứa bán" (hợp đồng tương lai) cũng bắt đầu xuất hiện những bất ổn trong quá trình thực hiện.

Theo nhiều đại biểu Quốc hội, hành vi đẩy giá đất rồi bỏ cọc có khả năng ẩn chứa những hành vi trục lợi. Do đó, nhiều đại biểu cho rằng cần bổ sung thêm tội danh mới trong bộ luật hình sự là tội lũng đoạn thị trường bất động sản. 

Còn tiếp...

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Cự Khối, Long Biên, Hà Nội (phần 3)

  Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Cự Khối, Long Biên, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Cự Khối, Long Biên, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 1.

Phường Cự Khối, Long Biên, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

7. Khu đất từ ngõ Độc Lập đến đoạn đối diện ngõ Hòa Bình

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường Cự Khối, quận Long Biên. Trong đó đáng chú ý có khu đất từ ngõ Độc Lập qua ngõ Thống Nhất đến đoạn đối diện ngõ Hòa Bình với diện tích khoảng 64.037,732 m2, dài khoảng 1,47 km.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Cự Khối, Long Biên, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở phường Cự Khối. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Cự Khối, Long Biên, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 2.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở phường Cự Khối nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2022

Phát Đạt dự kiến khởi công KCN hơn 14.700 tỷ ở Đồng Tháp vào năm 2024

 KCN Cao Lãnh được PDI - công ty con của Phát Đạt nghiên cứu chia làm ba dự án thành phần với tổng quy mô 2.000 ha, dự kiến khởi công giai đoạn 1 trong năm 2024.


Ngày 16/2 vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp đã chấp thuận cho CTCP Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt (PDI) được tiếp cận, nghiên cứu đề xuất đầu tư ba dự án, gồm KCN Cao Lãnh, KCN Cao Lãnh II và KCN Cao Lãnh III.

Theo đó PDI sẽ tiến hành nghiên cứu KCN Cao Lãnh với tổng diện tích 2.000 ha, được chia làm ba dự án là KCN Cao Lãnh, KCN Cao Lãnh II và KCN Cao Lãnh III với tổng mức đầu tư 14.726 tỷ đồng với các phân kỳ: giai đoạn 1 từ 2021 – 2025 phát triển quy mô 1.000 ha và giai đoạn 2 từ 2026 – 2030 quy mô từ 1.000 ha.

Phát Đạt dự kiến khởi công KCN hơn 14.700 tỷ ở Đồng Tháp vào 2024 - Ảnh 1.

Dự án KCN tại Quảng Ngãi của PDI. (Ảnh: Phát Đạt).

Trước đó, ngày 27/10/2021, PDI đã có văn bản đề xuất các dự án nói trên gửi UBND tỉnh Đồng Tháp. Đến ngày 24/11/2021, doanh nghiệp đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề xuất đầu tư KCN Cảng Cao Lãnh và KCN Phát Đạt - Đồng Tháp II với tổng quy mô hơn 420 ha tại huyện Cao Lãnh.

Theo ông Trần Tấn Sỹ, Tổng Giám đốc của PDI, hiện công ty đang định hướng phát triển những cụm công nghiệp đô thị dịch vụ có quy mô 1.000 - 6.000 ha tại các địa phương đã có sẵn cơ sở hạ tầng phát triển như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp...

Sudico đặt mục tiêu lãi tăng hơn 70% năm 2022, đẩy tiến độ loạt dự án vướng pháp lý và quy hoạch

 Sudico vừa thông tin về kế hoạch kinh doanh năm 2022 với doanh thu và lợi nhuận dự kiến đạt 951 tỷ đồng và 150 tỷ đồng. Trong năm, doanh nghiệp sẽ tập trung hoàn thiện pháp lý và quy hoạch loạt dự án.

Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Phát trển Đô thị và KCN Sông Đà (Sudico) vừa công bố nghị quyết về kế hoạch kinh doanh năm 2022 với tổng giá trị sản xuất kinh doanh 1.010 tỷ đồng. Doanh thu dự kiến đạt 951 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2021 và lợi nhuận mục tiêu 150 tỷ đồng, tăng 72%.

Riêng với công ty mẹ, Sudico lên kế hoạch doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 797 tỷ đồng và 130 tỷ đồng. Doanh nghiệp dự kiến tỷ lệ cổ tức năm 2022 ở mức 8 - 10%. Vấn đề chi trả cổ tức của doanh nghiệp đã bị trì hoãn suốt từ năm 2016 đến nay dù tình hình kinh doanh có khởi sắc.

Phía Sudico tiếp tục thông tin trong trường hợp công ty thu xếp được nguồn tiền đảm bảo sản xuất kinh doanh thì sẽ xem xét sắp xếp thanh toán cổ tức bằng tiền mặt sớm hơn thời gian thay đổi nói trên.

Về hoạt động đầu tư, Sudico cho biết sẽ đẩy mạnh tìm kiếm 1-2 dự án mới thông qua M&A hoặc Hợp tác đầu tư. Số vốn dự kiến doanh nghiệp chi cho hoạt động đầu tư năm 2022 là 747 tỷ đồng. 

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/sudico-dat-muc-tieu-lai-tang-hon-70-nam-2022-day-tien-do-loat-du-an-vuong-phap-ly-va-quy-hoach-20220217165226737.htm

Dự án 1.300 tỷ đồng tại khu tây Hà Nội chính thức về tay nhóm Sunshine

  Sunshine Homes (SSH) vừa hoàn tất mua 94,4% cổ phần tại Xây dựng Xuân La, qua đó sở hữu dự án Khu chức năng đô thị Tây Tựu tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Dự án 1.300 tỷ ở khu tây Hà Nội chính thức về tay nhà Sunshine - Ảnh 1.

Một góc phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ).

Ngày 16/2, CTCP Phát triển Sunshine Homes (mã chứng khoán: SSH) đã công bố hoàn tất việc thanh toán tiền nhận chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Đầu tư Xây dựng Xuân La của Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Hạ tầng Miền Bắc.

Như vậy, Xây dựng Xuân La chính thức trở thành công ty con của Sunshine Homes.

Còn tiếp...

Chiến lược mở rộng quỹ đất của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2022

 Nguồn: https://vietnambiz.vn/chien-luoc-mo-rong-quy-dat-cua-doanh-nghiep-bat-dong-san-trong-nam-2022-2022021712213695.htm

Ngành bất động sản trong năm 2022 được đặt trong một kịch bản khá lạc quan. Trong đó, hoạt động du lịch được mở cửa trở lại kỳ vọng sẽ động lực mạnh mẽ cho thị trường nói chung và các doanh nghiệp địa ốc nói riêng.




Năm 2021 đầy khó khăn đối với thị trường bất động sản nói chung và các chủ đầu tư dự án đã qua. Năm 2022 mở ra triển vọng tươi sáng hơn cho thị trường nhờ nhiều xung lực như du lịch được mở cửa trở lại khi dịch bệnh dần được kiểm soát, gói phục hồi kinh tế được Chính phủ thông qua, đầu tư công được đẩy mạnh, nhiều thay đổi trong hành lang pháp lý,...

Trước nhiều động lực tăng trưởng, doanh nghiệp địa ốc cũng hướng đến những kế hoạch lạc quan để tăng tốc trong năm nay, trong đó có việc đấy nhanh tiến độ các dự án và mở rộng quỹ đất.

Đơn cử, Tập đoàn FLC (Mã: FLC) đặt mục tiêu xúc tiến pháp lý để chính thức triển khai gần 25 dự án mới tại nhiều tỉnh thành như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Gia Lai, các tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam Bộ,…Trong số này, có các dự án hợp phần mới từ những đại dự án đã và đang được FLC triển khai như FLC Quảng Bình, FLC Quy Nhơn,…

Cụ thể, tại Quảng Ninh, doanh nghiệp có kế hoạch triển khai các dự án như Khu đô thị mới Ninh Dương – Móng Cái, Khu dịch vụ thương mại Cảng Cái Rồng, Khu đô thị kết hợp dịch vụ tại phường Hồng Hải, Hồng Hà,… trong năm 2022. Nhiều dự án đô thị tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi cũng đã được FLC lên kế hoạch triển khai trong năm nay.

Với quỹ dự án đồ sộ này, FLC dự kiến cung cấp ra thị trường hàng nghìn sản phẩm chủ lực là bất động sản đô thị và bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp như căn hộ chung cư, biệt thự, liền kề, shophouse, shopvilla,… trong năm 2022.

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

Hải Dương xác định 24 dự án đô thị động lực quy mô hơn 10.000 ha

 Tổng quy mô 24 dự án khu đô thị là 10.791,2 ha; tổng diện tích đất ở đến năm 2030 khoảng 749,46 ha, tập trung chủ yếu tại TP Chí Linh và TP Hải Dương, huyện Thanh Miện.

Hải Dương xác định 24 dự án đô thị động lực quy mô hơn 10.000 ha - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Hạ Vũ).

Theo CTTĐT Hải Dương, tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương đã đồng ý về chủ trương cho phép một số nhà đầu tư nghiên cứu quy hoạch một số khu vực để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị xanh, thông minh; du lịch sinh thái, tâm linh và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

24 dự án được xác định là các dự án tạo động lực phát triển đối với kinh tế xã hội của địa phương; thu hút một bộ phận người dân các tỉnh lân cận đến sinh sống, đầu tư và đáp ứng nhu cầu chỗ ở của người lao động, chuyên gia người nước ngoài tại các khu, cụm công nghiệp. 

Vì vậy các dự án không tính toán, cân đối với nhu cầu phát triển nhà ở của địa phương theo quy mô dân số trong giai đoạn năm 2022 - 2030. Tổng quy mô 24 dự án là 10.791,2 ha; tổng diện tích đất ở đến năm 2030 khoảng 749,46 ha.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/hai-duong-xac-dinh-24-du-an-do-thi-dong-luc-quy-mo-hon-10000-ha-20220217160847024.htm

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội (phần 7)

  Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.

19. Khu đất mở rộng ngách 908/16 Kim Giang

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất mở rộng ngách 908/16 Kim Giang với diện tích khoảng 1.123,752 m2, dài khoảng 120 m.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội (phần 7) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Thanh Liệt. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội (phần 7) - Ảnh 2.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Thanh Liệt nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2022

Cận cảnh khu đất quy hoạch xây bệnh viện ở KDC Nam Cầu Cẩm Lệ được Đà Nẵng đấu giá

 Khu đất A1-12 ở Khu dân cư Nam Cầu Cẩm Lệ có diện tích hơn 4.000 m2 được quy hoạch xây dựng bệnh viện. UBND TP Đà Nẵng đã có phê duyệt đấu giá đất đợt 1, năm 2022.


Cận cảnh khu đất quy hoạch xây dựng bệnh viện ở KDC Nam Cầu Cẩm Lệ, Đà Nẵng sắp đấu giá - Ảnh 1.

UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt danh mục quỹ đất đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố, đợt 1 năm 2022 với 200 lô đất ở chia lô và 17 khu đất. Trong đó có khu đất A1-12 thuộc Dự án Khu C - Khu dân cư Nam Cầu Cẩm Lệ diện tích 4.112 m2. (Nguồn: Cổng thông tin quy hoạch kiến trúc Đà Nẵng).

Cận cảnh khu đất quy hoạch xây dựng bệnh viện ở KDC Nam Cầu Cẩm Lệ, Đà Nẵng sắp đấu giá - Ảnh 2.

Khu đất A1-12 sở hữu 4 mặt tiền đắc địa, gồm: Đô Đốc Lân - Đô Đốc Tuyết - Nguyễn Xuân Lâm - Lê Quang Định.

Cận cảnh khu đất quy hoạch xây dựng bệnh viện ở KDC Nam Cầu Cẩm Lệ, Đà Nẵng sắp đấu giá - Ảnh 4.

Theo quy hoạch 1/500 Khu C - Khu dân cư Nam Cầu Cẩm Lệ, khu đất A1-12 là đất thương mại dịch vụ, xây dựng bệnh viện. Chiều cao xây dựng nhỏ hơn hoặc bằng 50m, mật độ xây dựng nhỏ hơn hoặc bằng 60%. Trong ảnh, mặt tiền đường Nguyễn Xuân Lâm của khu đất.

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

Kinh Bắc đặt mục tiêu lãi kỷ lục, con gái ông Đặng Thành Tâm ngồi ghế HĐQT

 Ngày 10/2, Kinh Bắc đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 và thông qua một số nội dung quan trọng và hoạt động kinh doanh và nhân sự.


Tại buổi làm việc, ĐHĐCĐ của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với tổng doanh thu hợp nhất 9.800 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 48% và 125% so với kế hoạch đề ra năm 2021.

Nếu thực hiện thành công, đây sẽ là mức lãi cao kỷ lục của công ty kể từ khi niêm yết.


Năm 2021, Kinh Bắc đặt mục tiêu doanh thu 6.600 tỷ đồng, lãi sau thuế 2.000 tỷ đồng. Sau 12 tháng, doanh nghiệp đã thực hiện gần 65% kế hoạch doanh thu và 48% kế hoạch lợi nhuận.

Đại hội cũng đã thông qua phương án phát hành tối đa 191,9 triệu cổ phiếu với tổng giá trị hơn 1.919 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu để bổ sung vốn điều lệ. 

Cùng với đó, thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ tối đa 150 triệu cp với tổng mệnh giá dự kiến 1.500 tỷ đồng cho tối đa 100 nhà đầu tư chiến lược hoặc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm nay.

Với số tiền thu được, Kinh Bắc sẽ bổ sung vốn, tái cơ cấu nợ vay, đầu tư góp vốn vào công ty con, công ty liên kết. 

Tân Chủ tịch Thuduc House nhậm chức sau chưa đầy 2 tháng gia nhập HĐQT

  Ông Lữ Minh Sơn, Phó Tổng Giám đốc tại Thuduc House đã được bầu làm tân Chủ tịch HĐQT tạm thời, thay thế cho ông Lê Chí Hiếu đã từ nhiệm. Ông Sơn gia nhập HĐQT công ty từ sau kỳ họp ĐHĐCĐ hồi cuối tháng 12/2021.

Ngày 9/2, một ngày sau khi ông Lê Chí Hiếu gửi đơn từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị, HĐQT CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã chứng khoán: TDH) đã thông qua việc miễn nhiệm ông Hiếu và bầu ông Lữ Minh Sơn tạm thời đảm nhiệm chức vụ này cho đến kỳ họp Đại hội đồng cổ đông năm 2022 (dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 3 hoặc tháng 4 sắp tới).

Ông Lữ Minh Sơn (sinh năm 1971) là một cử nhân kinh tế. Ông tham gia vào Thuduc House từ năm 2020 với vị trí Phó Giám đốc kế toán ngân quỹ cho đến tháng 7/2021, ông được thăng chức làm Kế toán trưởng. Đến tháng 11/2021, ông trở thành Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính. Đến ngày 22/12/2021 vừa qua, ông được bầu làm thành viên HĐQT Thuduc House. Ông hiện không nắm cổ phiếu TDH nào.

Còn tiếp...

Xuất hiện doanh nghiệp 'lạ' tham gia sản xuất smartphone tại Việt Nam, vốn điều lệ tăng gấp 30 lần sau một năm

  nguon https://vietnambiz.vn/xuat-hien-doanh-nghiep-la-tham-gia-san-xuat-smartphone-tai-viet-nam-von-dieu-le-tang-gap-30-lan-chua-day-mot-nam-20220209170612612.htm


Sau sự rút lui của các thương hiệu như Vsmart, Mobiistar hay Q-Mobile, Bphone là thương hiệu Việt hiếm hoi còn trụ lại trên thị trường smartphone hiện nay.

Thị trường smartphone Việt Nam đã có một số thương hiệu nội địa tồn tại như Mobiistar, Q-Mobile hay Vsmart. Dù vậy, những cái tên này vì nhiều lý do khác nhau đã rút lui khỏi thị trường. Hiện nay, nếu nói đến smartphone Việt Nam, cái tên còn tồn tại trên thị trường được nhiều người biết đến nhất chính là Bphone của BKAV.

Dù vậy, khi giới thiệu những mẫu smartphone mới vào cuối năm 2021, BKAV đã hướng sang việc sản xuất dưới dạng ODM, tức nhiều hãng cùng nhau đặt một nhà sản xuất với số lượng lớn.

Đáng chú ý, gần đây trên TikTok đã xuất hiện một video giới thiệu mẫu điện thoại hoàn toàn mới được quảng cáo là thương hiệu Việt. Cụ thể, trên kênh TikTok Thành Hưng Technology, đích thân CEO đã giới thiệu về những mẫu điện thoại mới của công ty. 

Xuất hiện mẫu smartphone mới mang thương hiệu Việt, giá chỉ 3,5 triệu đồng, có thể cạnh tranh với Bphone? - Ảnh 1.

Sản phẩm điện thoại mới được giới thiệu trên kênh Thành Hưng Technology. (Nguồn: @Thành Hưng Technology).

Theo nội dung trong video, chiếc điện thoại của hãng có 5 màu, thoạt nhìn từ đằng sau thì có camera được thiết kế tương tự trên iPhone 13 pro, nhưng có kích thước nhỏ hơn. Theo tìm hiểu của người viết, chiếc máy này là sản phẩm của đơn vị có tên Thành Hưng Group. 

Thông tin trên trang chủ của doanh nghiệp này, CTCP Tập Đoàn Thành Hưng Technology thành lập ngày 22/11/2019. Tập đoàn này sở hữu một công ty thành viên và 2 nhà máy, với tổng diện tích hơn 5.000m cùng hơn 500 cán bộ công nhân viên.

Công ty này cho biết họ đang là nhà máy sản xuất pin iPhone hàng đầu tại Việt Nam. Với mạng lưới 500 đại lý , 3.000 điểm bán hàng phân phối, hiện Thành Hưng đang sản xuất các sản phẩm như: Linh kiện, pin iPhone, AirPosd, sạc dự phòng, củ cáp sạc iPhone ,… 

Thậm chí, công ty này còn tự giới thiệu các sản phẩm đã được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Campuchia, Lào, Myanmar, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Brazil và Canada, Mexico…

Theo xác minh của người viết, CTCP Tập Đoàn Thành Hưng Technology (đổi tên từ Công ty TNHH Thành Hưng Hà Nội Technology) thành lập vào ngày 1/11/2019, trụ sở chính tại Chương Mỹ, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính theo đăng ký là bán buôn thiết bị linh kiện điện tử và viễn thông.

Người đại diện pháp luật là ông Đinh Công Thành, sinh năm 1991. Vốn điều lệ ban đầu là 2,6 tỷ đồng, đến ngày 24/12/2021 tăng lên 70 tỷ đồng. Trong đó, ông Đinh Công Thành góp 68,6 tỷ đồng, chiếm 98% vốn; bà Đinh Thị Thảo và Trần Thị Mai Hương mỗi người góp 700 triệu đồng, cùng sở hữu 1% cổ phần công ty.

Trên trang chủ của mình, Thành Hưng Technology đặt mục tiêu trở thành tập đoàn trên 500 triệu USD vào năm 2023, mở rộng thị trường phục vụ 350 triệu dân. Đồng thời khẳng định tên tuổi trên bản sản xuất phân phối pin trên toàn thế giới với doanh thu xuất khẩu đạt 500 triệu USD.

Xuất hiện mẫu smartphone mới mang thương hiệu Việt, giá chỉ 3,5 triệu đồng, có thể cạnh tranh với Bphone? - Ảnh 2.

Giá bán Hero 9 trên trang chủ doanh nghiệp. (Nguồn: Thành Hưng Technology).

Về mẫu smartphone được giới thiệu trên kênh TikTok, đây là chiếc điện thoại có tên Hero 9, được Thành Hưng rao bán với giá 3,5 triệu đồng. Theo thông tin chi tiết của sản phẩm, Hero 9 được trang bị CPU MT6762D (A25); Rom + Ram lần lượt là 3+32 Gb và 4+64 Gb; pin 5.000 mAh; camera trước 8M và camera sau 13M+0,08M+0,08M,… 

Chiếc điện thoại này chạy hệ điều hành Android. Hiện tại, vẫn chưa rõ chiếc điện thoại này được sản xuất theo hình thức nào (doanh nghiệp tự sản xuất, ODM,…).

Xuất hiện mẫu smartphone mới mang thương hiệu Việt, giá chỉ 3,5 triệu đồng, có thể cạnh tranh với Bphone? - Ảnh 3.

Một số thông số kỹ thuật của Hero 9. (Nguồn: Thành Hưng Technology).


Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội (phần 6)

  Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội đáng chú ý.

16. Khu đất mở rộng ngõ 145 Phúc Lợi

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường Phúc Lợi, quận Long Biên. Trong đó đáng chú ý có khu đất mở rộng ngõ 145 Phúc Lợi với diện tích khoảng 3.803,016 m2, dài khoảng 250 m.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội (phần 6) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở phường Phúc Lợi. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội (phần 6) - Ảnh 2.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở phường Phúc Lợi nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

Tăng cường kiểm soát sàn giao dịch, môi giới bất động sản gây nhiễu loạn thị trường

 Để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh trong thời gian tới, Bộ Xây dựng đã kiến nghị các địa phương tăng cường kiểm soát các sàn giao dịch và tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản.


Theo thông cáo của Bộ Xây dựng về thông tin nhà ở và thị trường bất động sản, trong năm 2021 đã có thời điểm xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến, thậm chí là "sốt giá" đất nền tại một số địa điểm ở các địa phương. 

Ngoài nguyên nhân khan hiếm nguồn cung, bất động sản tăng giá nhanh trong thời gian ngắn còn do giới đầu cơ, môi giới đã lợi dụng các thông tin về đầu tư dự án, quy hoạch tại địa phương để đẩy giá, thu lợi bất chính.

Tăng cường kiểm soát sàn giao dịch, môi giới bất động sản gây nhiễu loạn thị trường - Ảnh 1.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch, các tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản và chấn chỉnh hành vi mua bán trao tay nhiều lần, "thổi giá" gây nhiễu loạn thông tin thị trường. (Ảnh minh họa: Hạ Vũ).

Thời điểm đó, Chính phủ, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên & Môi trường có các văn bản chỉ đạo để chính quyền các địa phương kịp thời đưa ra cảnh báo, thông tin công khai các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất. Đơn cử như thông tin quy hoạch sân bay Tec-nich tại Bình Phước, quy hoạch hành chính huyện Thủy Nguyên tại Hải Phòng, điều chỉnh bảng giá đất tại TP Đà Nẵng… Nhờ vậy mà hiện tượng tăng nóng đất nền cục bộ đã nhanh chóng hạ nhiệt.

Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ đẩy giá, trục lợi bất hợp pháp.

Hà Nội lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến vành đai 4 qua ba huyện Hoài Đức, Mê Linh, Đan Phượng

  Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội được giao lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ đường vành đai 4 đoạn từ Quốc lộ 32 đến hết cầu Hồng Hà, tổng chiều dài khoảng 9,6 km.

Theo Tiền phong, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định phê duyệt nhiệm vụ xác định chỉ giới đường đỏ tuyến đường vành đai 4, đoạn từ Quốc lộ 32 đến hết cầu Hồng Hà, tỷ lệ 1/500 trên địa bàn các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Mê Linh.

Theo đó, đường vành đai 4 đi qua địa giới các xã: Đức Thượng (huyện Hoài Đức); Đan Phượng, Tân Hội, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng và thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng); Văn Khê (huyện Mê Linh). Điểm đầu giao với Quốc lộ 32, điểm cuối tại nút phía Bắc cầu Hồng Hà.

Hà Nội lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến vành đai 4 qua ba huyện Hoài Đức, Mê Linh, Đan Phượng - Ảnh 1.

Vành đai 4 đoạn qua QL32 theo quy hoạch. (Ảnh: Hạ Vũ).

Còn tiếp...