Trang

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

Giá lúa gạo hôm nay 25/8: IR 50404 tăng 200 đồng/kg

Tại An Giang, giá lúa IR 50404 hôm nay (25/8) tăng 200 đồng/kg lên 4.700 - 5.000 đồng/kg sau khi OM 9582 điều chỉnh tăng 100 đồng/kg lên 4.700 - 4.900 đồng/kg vào hôm qua.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gao-41.htm

Các loại khác tiếp tục đi ngang như lúa Đài thơm 8 ở mức 5.600 - 5.800 đồng/kg, lúa OM 5451 giá 5.000 - 5.300 đồng/kg, lúa OM 6976 giá 5.100 - 5.200 đồng/kg.

Lúa OM 18 giữ ở mức 5.500 - 5.800 đồng/kg, Nàng hoa 9 giá 6.000 đồng/kg, lúa Nhật giá 7.500 - 7.600 đồng/kg; Nàng Nhen khô 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Ảnh: TTXVN

Với các loại nếp như nếp vỏ (tươi)- 3 tháng rưỡi quay đầu giảm trở lại 50 đồng/kg về mức 4.300 - 4.400 đồng/kg, trong khi nếp tươi Long An duy trì giá 4.500 - 4.650 đồng/kg.

Với các loại gạo vẫn chưa có sự thay đổi nào mới so với những ngày gần đây. Cụ thể, tại các chợ An Giang, gạo thường 11.000 - 11.500 đồng/kg; gạo nàng Nhen 20.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 16.000 - 18.000 đồng/kg; Jasmine 14.000 - 15.000 đồng/kg; Hương lài 17.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; nàng Hoa 16.200 đồng/kg; Sóc thường 14.000 đồng/kg, gạo Nhật 24.000 đồng/kg và nếp ruột 13.000 - 14.000 đồng/kg.

Kiên Giang gỡ khó cho tiêu thụ lúa gạo

Vụ lúa Hè tỉnh Kiên Giang đã thu hoạch là 115.000 ha với sản lượng đạt hơn 650.000 tấn, sản lượng còn lại ước đạt gần 1,4 triệu tấn, tuy nhiên việc vận chuyển lúa gạo đang gặp khó khăn.

Còn tiếp...

Nhập khẩu thịt heo tăng mạnh giữa lúc giá heo hơi trong nước tụt dốc, có đáng lo?

 Theo số liệu Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu 379.640 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt với giá trị kim ngạch đạt 750,7 triệu USD, tăng gần 24% về lượng và tăng 53,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-heo-hoi-80.htm

Trong đó, riêng nhóm hàng thịt heo lạnh và đông lạnh chiếm 80.850 tấn với tổng trị giá 187,13 triệu USD, tăng 154,8% về lượng và tăng gần 145% về trị giá. 

Nhập khẩu thịt heo tăng mạnh giữa lúc giá heo hơi trong nước tụt dốc, có đáng lo? - Ảnh 2.

6 tháng đầu năm, thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam tăng 154,8% về lượng và tăng gần 145% về trị giá. (Ảnh: Như Huỳnh).

Thịt heo nhập khẩu tăng mạnh trong khi giá heo hơi trong nước tiếp tục xu hướng giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến những người chăn nuôi đã khó lại càng khó hơn.

Theo số liệu chúng tôi có được, hiện giá heo sống trên toàn quốc dao động trong khoảng 51.000 – 55.000 đồng/kg, giảm 2.000- 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 7/2021, là mức thấp nhất kể từ giữa năm 2019.

Đáng chú ý, đại diện Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai (thủ phủ chăn nuôi heo) cho biết giá heo hơi của hai tuần trước nằm trong khoảng 53.000 - 56.000 đồng/kg, tuy nhiên, đến cuối tuần vừa rồi khi TP HCM có lệnh tăng cường kiểm soát dịch "ai ở đâu ở yên đó" khiến người chăn nuôi hoảng loạn, lo sợ khó tiêu thụ nên giá heo tụt xuống dưới 50.000 đồng/kg.

Có thể nhận thấy, giãn cách xã hội đã làm thay đổi thêm một phần thói quen của người tiêu dùng từ dùng "thịt nóng" sang "thịt đông lạnh" cùng với sự chênh lệch giá cả (thịt nhập khẩu thường có giá rẻ hơn) đã khiến nhu cầu tiêu dùng thịt nhập khẩu tăng.

Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho biết: "Giai đoạn đầu năm giá heo trong nước còn cao, trên 70.000 đồng/kg trong khi Trung Quốc, quốc gia chiếm thị phần lớn của thịt heo, đã cơ bản tái đàn tốt dẫn đến nguồn cung trên thị trường thế giới dồi dào, giá giảm nên việc nhập khẩu của doanh nghiệp có sự gia tăng vì họ vẫn thấy có hiệu quả khi nhập về để làm sản phẩm chế biến và các sản phẩm khác".

Giá thịt heo nhập khẩu trung bình 6 tháng đầu năm khoảng 2.314 USD/tấn (khoảng 53.000 đồng/kg), giảm gần 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Heo nhập khẩu có phải là nguyên nhân khiến người chăn nuôi lỗ? 

Đánh giá về ảnh hưởng của việc tăng nhập khẩu thịt heo tới nguồn cung trong nước, ông Trọng cho biết thực tế lượng thịt heo nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 4 - 4,8% tổng lượng thịt cả nước nên không đáng lo ngại. 

Đặc biệt, trong bối cảnh sức tiêu thụ thịt heo đang giảm mạnh khi các địa phương thực hiện giãn cách xã hội khiến các khách sạn, nhà hàng, bếp ăn tập thể gần như đóng cửa dẫn đến nguồn cung dư thừa.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nhap-khau-thit-heo-tang-manh-giua-luc-gia-heo-hoi-trong-nuoc-tut-doc-co-dang-lo-20210823171710158.htm

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021

Cổ đông lớn dồn dập thoái vốn khỏi DIC Corp trước thời điểm tái cơ cấu và triển khai loạt dự án khủng

 Gần đây, DIC Corp liên tiếp công bố những hoạt động quan trọng trong thời gian tới, trong đó có kế hoạch khởi công 4 đại dự án và tái cơ cấu toàn hệ sinh thái với tên gọi mới Tập đoàn DIG. Trong bối cảnh giá cổ phiếu của công ty phản ứng tích cực với những thông tin trên, các cổ đông lớn như Him Lam, Thiên Tân dồn dập thoái vốn và thu về hàng trăm tỷ đồng.

DIC Corp liên tiếp ra tin tốt, giá cổ phiếu DIG tăng phi mã thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán thời gian gần đây, cổ phiếu DIG của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán: DIG) rất được các nhà đầu tư quan tâm. 

Bắt đầu từ giữa tháng 7, giá cổ phiếu của DIC Corp đã liên tục tăng mạnh (tăng gần 60% sau chưa đầy một tháng), lập đỉnh lịch sử phiên 19/8. Cùng với đó, thanh khoản các phiên giao dịch bùng nổ, có phiên vượt 22 triệu đơn vị DIG được giao dịch. Kết thúc tuần vừa qua, giá cổ phiếu DIG tạm dừng tại mức 32.500 đồng/cổ phiếu.

Cổ đông lớn dồn dập thoái vốn khỏi DIC Corp trước thời điểm tái cơ cấu và triển khai loạt dự án khủng - Ảnh 1.

Diễn biến giá cổ phiếu DIG trong thời gian gần đây. (Nguồn: VNDirect).

Những thông tin tích cực từ phía doanh nghiệp sau nửa đầu năm hoạt động kinh doanh cũng là yếu tố giúp thu hút dòng tiền của nhà đầu tư chứng khoán.

Còn tiếp...

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

Kim ngạch xuất khẩu sắt thép tăng gấp đôi trong 7 tháng đầu năm

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7 xuất khẩu sắt thép các loại đạt hơn 1,1 triệu tấn, tương đương giá trị hơn 1 tỷ USD, tăng 12,5% về lượng và tăng 17% về giá trị so với tháng 6.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu sắt thép đạt 7 triệu tấn, trị giá hơn 5,6 tỷ USD tăng 46,5% về lượng, kim ngạch xuất khẩu tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Kim ngạch xuất khẩu sắt thép tăng gấp đôi trong 7 tháng đầu năm - Ảnh 1.

Lượng, giá trị xuất khẩu sắt thép trong vòng một năm qua (Số liệu: Tổng cục Hải quan, Đồ họa: Hoàng Anh)

Giá sắt thép xuất khẩu trong tháng 7 đạt 946 USD/tấn, không biến động nhiều so với tháng 6 và tăng 87% với tháng 7/2020.

Tính chung 7 tháng đầu năm, giá xuất khẩu sắt thép đạt 794 USD/tấn, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu sắt thép tăng gấp đôi trong 7 tháng đầu năm - Ảnh 2.

Giá xuất khẩu sắt thép tăng mạnh từ đầu năm 2021 (Số liệu: Tổng cục Hải quan, Đơn vị: USD/tấn, Đồ họa: Hoàng Anh)

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/kim-ngach-xuat-khau-sat-thep-tang-gap-doi-trong-7-thang-dau-nam-20210819073119656.htm

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

Quốc Cường Gia Lai kinh doanh ra sao sau giải thể công ty phụ trách dự án Phước Kiển?

 Báo cáo tài chính gần nhất cho thấy gánh nặng nợ vay của Quốc Cường Gia Lai có sự giảm nhẹ so với hồi đầu năm, song khoản nợ gần 2.900 tỷ đồng với Sunny Island liên quan đến dự án Phước Kiển vẫn chưa có dấu hiệu được giải phóng.

Theo BCTC quý II/2021 của CTCP Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán: QCG), tổng nợ phải trả của công ty tại thời điểm cuối kỳ là 5.657 tỷ đồng, đã giảm bớt 7% so với hồi đầu năm.

Song, khoản nợ vay 2.883 tỷ đồng từ Sunny Island cho dự án Phước Kiển từ năm 2017 đến nay vẫn chưa được giải phóng. 

Liên quan đến dự án, hồi đầu năm nay, Quốc Cường Gia Lai đã khởi kiện Sunny Island ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và đã được VIAC thụ lý. Việc tranh chấp liên quan đến hợp đồng của hai bên tại dự án Phước Kiển Nhà Bè.

Dự án Phước Kiển là dự án quan trọng nhất trong 6 dự án đang bị ách tắc của công ty. Quốc Cường Gia Lai đã thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng lãi vay ngân hàng và lãi vay phải trả cho đối tác liên doanh tại dự án này.

Dự án Phước Kiển được UBND TP HCM chấp thuận đầu tư từ năm 2017 và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án cũng đã được phê duyệt từ tháng 4/2017. Tuy nhiên do bất cập của các chính sách mà công ty mất hơn ba năm cũng chưa làm xong thủ tục.

Còn tiếp...

Tồn kho nhà máy lọc dầu Dung Quất chạm đỉnh, có nên xuất khẩu xăng dầu lúc này?

Tiêu thụ giảm 70%, tồn kho xăng dầu chạm đỉnh

Nhu cầu đi lại giảm mạnh khi hàng loạt tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội đã làm tồn kho xăng dầu tăng mạnh trong thời gian gần đây khiến hoạt động của nhiều công ty lọc hoá dầu đứng trước nguy cơ phải dừng hoạt động.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/xang-dau-181.htm

Mới đây, CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) đã có kiến nghị lên UBND tỉnh Quảng Ngãi, nơi đặt nhà máy lọc dầu Dung Quất, cho biết hiện nhà máy đang tồn kho trên 200.000 m3 sản phẩm xăng dầu (tương đương 1,2 triệu thùng) và gần 400.000 m3 dầu thô.

Nhà máy đã giảm công suất xuống mức kỹ thuật tối thiểu còn 90% từ ngày 3/8. Nếu tồn kho sản phẩm tiếp tục tăng cao, nhà máy lọc dầu Dung Quất đối diện với rủi ro không còn chỗ chứa sản phẩm, dẫn đến nguy cơ nhà máy phải dừng hoạt động.

Ảnh: Vietnam+.

Qua tìm hiểu của UBND tỉnh Quảng Ngãi, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cũng bị ảnh hưởng tương tự. 

Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Ngọc Bảo, Quyền Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) cho biết dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến lượng tiêu thụ xăng dầu ở 23 tỉnh, thành phố đang thực hiện Chỉ thị 16 giảm tới 70 – 80%, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam như TP HCM, Bình Dương, Đồng Tháp.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của các tỉnh, thành không thực hiện giãn cách thì nhu cầu tiêu thụ cũng giảm tới 30% do hạn chế lưu thông liên tỉnh, từ vùng này sang vùng kia.

"Khác với các công ty phân phối, bán lẻ, xăng dầu chưa bán hoặc bán chậm có thể chứa ở các bồn chứa, còn các nhà máy lọc dầu thì không thể dừng sản xuất, chỉ giảm công suất", ông Bảo nói.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/ton-kho-nha-may-loc-dau-dung-quat-cham-dinh-co-nen-xuat-khau-xang-dau-luc-nay-20210816142456041.htm

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu quặng sắt

 Theo Australian Financial Review, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc đã giảm tháng thứ tư liên tiếp về khối lượng trong bối cảnh Bắc Kinh đang siết chặt sản lượng thép.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Ngoài ra, nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc cũng đang bị che lấp bởi lo ngại về tác động của đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất kể từ đầu năm ngoái, áp lực lạm phát và tăng trưởng ngành công nghiệp chậm trong giai đoạn phục hồi kinh tế.

Ảnh: Thép Nhật Quang

Trong khi trước đó, các nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm là do vấn đề nguồn cung từ Australia và Brazil, mới đây họ lại cho rằng việc giảm lượng nhập quặng sắt là cho chính sách giảm sản lượng thép của Trung Quốc. 

Dữ liệu mới nhất của Trung Quốc cho thấy nhập khẩu quặng sắt giảm xuống mức 88,5 triệu tấn trong tháng 7, giảm khoảng 1 triệu tấn so với tháng 6. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, con số này giảm khoảng 21%.

Lượng nhập khẩu quặng sắt của nước này đã giảm dần kể từ tháng 3, một phần do nguồn cung ở nước ngoài hạn chế. Giới phân tích cho rằng dữ liệu mới nhất là một dấu hiệu cho thấy các chính sách của chính phủ nhắm tới việc giảm sản lượng thép để đáp ứng các mục tiêu phát thải carbon.

“Các nhà máy thép ở khu vực Sơn Tây đã được lệnh cắt giảm 50% công suất nhằm giới hạn sản lượng thép dưới mức cao kỷ lục của năm ngoái. Đồng thời, giới chức địa phương cam kết thực thi mạnh mẽ các hạn chế,” các nhà phân tích của Westpac nhận định.

Trung Quốc đã phát đi tín hiệu rằng họ muốn hạ nhiệt giá quặng đồng thời tìm nguồn cung mới, giảm sự phụ thuộc vào Australia. 

Dữ liệu thương mại mới nhất cũng cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Australia sang Trung Quốc tăng 37% trong 7 tháng đầu năm lên 93,5 tỷ USD, một phần nhờ giá quặng sắt tăng kỷ lục.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/trung-quoc-giam-manh-nhap-khau-quang-sat-20210810172029723.htm 

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

TP HCM: 34 khu đất dọc các tuyến metro và đường cao tốc có thể đấu giá

 34 khu đất dọc các tuyến metro số 1, 2, đường cao tốc nếu được đấu giá sẽ đem lại một nguồn thu lớn cho ngân sách để bù vào nguồn vốn đầu tư cho giao thông.

Sở Quy hoạch & Kiến trúc TP HCM vừa có báo cáo gửi UBND thành phố về việc rà soát các quỹ đất dọc các tuyến metro, cao tốc, vành đai trên địa bàn, theo Giao thông.

Theo đó thành phố có tất cả 34 khu vực đã được đề xuất lập đồ án thiết kế đô thị riêng tỷ lệ 1/500. Trong đó 9 đồ án đã được chấp thuận danh mục, ghi vốn và đang thực hiện, 10/34 đồ án đã được chấp thuận danh mục nhưng chưa được ghi vốn để triển khai thực hiện và 15/34 đồ án mới được UBND TP chấp thuận chủ trương.

Đối với các khu vực dọc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), có 11 đồ án quy hoạch riêng, Sở đề xuất rà soát, hoàn tất thủ tục pháp lý về đăng ký danh mục, thẩm định và trình duyệt tổng dự toán.

Đối với các khu vực xung quanh các nhà ga dọc tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) có 4 đồ án thiết kế đô thị riêng đã được chấp thuận danh mục, ghi vốn thực hiện; một đồ án thiết kế đô thị riêng khu vực xung quanh nhà ga Phạm Văn Hai đang triển khai thực hiện bước nhiệm vụ.

TP HCM: 34 khu đất dọc các tuyến metro và đường cao tốc có thể đấu giá - Ảnh 1.

Sở Quy hoạch & Kiến trúc TP HCM kiến nghị việc lập 10 đồ án thiết kế đô thị riêng khu vực xung quanh các nhà ga tuyến metro số 2 sẽ được xem xét sau khi hoàn tất điều chỉnh cục bộ quy hoạch. (Ảnh minh họa: Zing).

Còn tiếp...

Đà tăng giá thức ăn chăn nuôi chưa có hồi kết, giải pháp nào cứu vãn tình thế?

Nếu tháng 5, giá heo hơi ở mức trên 70.000 đồng/kg thì từ đầu tháng 6 tới nay, giá heo hơi trên cả nước có xu hướng giảm với mức giảm tới 20.000 đồng/kg so với những tháng trước đó. Mức giá giao dịch đang trong khoảng 50.000 - 57.000 đồng/kg.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/thuc-an-chan-nuoi-72.htm

Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Tài chính, từ tháng 10/2020 đến nay, giá các loại nguyên liệu chính cho chăn nuôi như ngô, lúa mỳ liên tục tăng cao với mức tăng trung bình từ 30 - 35%, kéo theo giá thức ăn chăn nuôi tăng đáng kể và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Việc tăng giá nguyên liệu chủ yếu do dịch COVID-19 tác động tới logistics toàn cầu kéo theo việc tăng giá mạnh cước vận chuyển nhiều loại hàng hóa. Trong khi đó, tình trạng hạn hán ở một số quốc gia cũng đang có những ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất các mặt hàng này, dẫn đến giá tăng.

Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tích Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, cho biết: "Tính đến lần tăng giá được thông báo hồi cuối tháng 7, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng liên tiếp 9 lần. 

Trong khi đó, với tình hình giá bán sản phẩm chăn nuôi như heo, gà, vịt đều xuống dốc vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Như vậy, đúng ra không có lý do gì khiến giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng thêm thế này, với mức 300-400 đồng/kg, tùy loại".

Thông báo điều chỉnh giá thức ăn chăn nuôi của một số doanh nghiệp.

Cũng theo ông Đoán, khi thông báo tăng giá thức ăn chăn nuôi, hầu như các công ty đều không đưa bất kỳ lý do cụ thể nào cho mỗi đợt tăng giá mà chỉ nói rằng do giá nguyên liệu tăng cao nên các công ty điều chỉnh tăng giá các loại thức ăn chăn nuôi. 

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết: "Các doanh nghiệp lý giải việc tăng giá là do nguồn nguyên liệu nhập khẩu với mức giá cao nên trong tháng 8 này họ tiếp tục điều chỉnh tăng".

Thực tế hiện nay, Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Mỗi năm, ngành nông nghiệp trong nước chỉ có thể cung cấp 4 triệu tấn cám, 4 triệu tấn sắn, trong khi nhu cầu lên tới 27 triệu tấn các loại. 

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng: "Trong bối cảnh các doanh nghiệp tiếp tục tăng giá thức ăn chăn nuôi thì tình hình cực kỳ khó khăn cho người chăn nuôi". 

Ông Trọng phân tích do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới và cả Việt Nam, làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong khi Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài với con số ước tính lên 90%, phụ thuộc rất nhiều vào tình hình nhập khẩu. 

Trong khi đó, ở đầu ra sản phẩm thì gặp khó trong việc tiêu thụ, lưu thông khi nhiều tỉnh, thành đang giãn cách xã hội, chưa kể tình hình giá bán liên tục giảm dẫn đến ngành chăn nuôi đang rất khó khăn.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/da-tang-gia-thuc-an-chan-nuoi-chua-co-hoi-ket-giai-phap-nao-cuu-van-tinh-the-20210804143556358.htm

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

Những pha cán đích sớm của doanh nghiệp bất động sản sau nửa chặng đường 2021

 Dù mới được nửa chặng đường năm 2021, song nhiều doanh nghiệp đã cho thấy sức bật đáng kể khi tiến rất gần với mục tiêu lợi nhuận năm như Đất Xanh, Viglacera, Cenland,... Một số công ty như Long Hậu, Sonadezi Châu Đức... thậm chí về đích sớm 6 tháng.

Nửa đầu năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát trở lại ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp nói chung và nhóm doanh nghiệp bất động sản nói riêng. Dù vậy, sau 6 tháng đầu năm, thống kê trong 70 doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh bán niên cho thấy nhiều công ty đã tiến rất gần chỉ tiêu kinh doanh cả năm, thậm chí vượt xa mục tiêu lợi nhuận đề ra cho năm 2021. 

Ghi nhận kết quả tích cực nhất là loạt công ty phát triển bất động sản khu công nghiệp như Long Hậu, Sonadezi Châu Đức, Sài Gòn VRG... Nhóm bất động sản dân dụng có Đạt Phương, Tập đoàn Đất Xanh, Hodeco... cũng thực hiện được trên 50% chỉ tiêu lãi năm.

Những pha cán đích sớm của doanh nghiệp bất động sản sau nửa chặng đường 2021 - Ảnh 1.

Nguồn: Minh Hiền tổng hợp từ BCTC và tài liệu ĐHĐCĐ thường niên của các doanh nghiệp.

Còn tiếp...

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Trung Quốc muốn áp thuế xuất khẩu thép tới 25%

Theo Bloomberg Trung Quốc đang xem xét việc áp thêm thuế xuất khẩu thép để đạt mục tiêu kép, vừa hạn chế sản lượng thép trong nước vừa kiềm chế giá mặt hàng này tăng cao làm dấy lên lo ngại về lạm phát.

Xrm thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Mức thuế đang được thảo luận trong khoảng 10% đến 25% và mặt hàng bị áp thuế bao gồm thép cán nóng. Nhà chức trách Trung Quốc đang xem xét để áp dụng trong quý III dù chính sách này vẫn đang chờ được thông qua.

Ngành công nghiệp thép lớn nhất thế giới đã loại bỏ các khoản giảm thuế xuất khẩu thép và tăng thuế xuất khẩu đối với một số loại hồi đầu tháng 5 để giữ thêm nguồn cung trong nước. Lần áp dụng tới sẽ nhắm vào một số sản phẩm thép khác, chưa được nhắc tới trong đợt điều chỉnh trước đó.

Ông Atilla Widnell, Giám đốc điều hàng hãng dữ liệu thị trường hàng hoá Navigate Commodities, nhận định: “Hành động áp thêm thuế của Chính phủ Trung Quốc muốn nhắm đến những hãng sản xuất thép cố tình bỏ qua yêu cầu kiểm soát sản lượng khi biên lợi nhuận từ sản xuất thép quá lớn. 

Giá thép xây dựng hôm nay 30/7: Đà tăng tiếp diễn, ghi nhận mức 5.755 nhân dân tệ/tấn - Ảnh 3.

Ảnh: South China Morning Post

Hoạt động xuất khẩu thép cuộn cán nóng sẽ chịu mức thuế suất lên tới 20% nếu Trung Quốc thông qua kế hoạch áp thuế và dự báo động thái này sẽ tác động lớn đến các hãng sản xuất thép quy mô nhỏ, có biên lợi nhuận thấp tại nước này".

Trung Quốc, nước xuất khẩu thép nhiều nhất thế giới, đang thực hiện mục tiêu giảm sản lượng trong năm nay để hạn chế lượng carbon thải ra môi trường. 

Các chính sách của Trung Quốc được đưa ra sau khi nhu cầu thép tăng cao khiến giá mặt hàng này tăng cao kỷ lục hồi đầu năm và thị trường toàn cầu đang chứng kiến sự bùng nổ thép khi các nền kinh tế điều hướng phục hồi sau đại dịch.

Các thị trường bên ngoài Trung Quốc đang tận hưởng đợt tăng giá thép lớn nhất, với giá thép ở châu Âu và Bắc Mỹ xô đổ kỷ lục khi các chính phủ tập trung vào kích cầu và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.

Còn tiêp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/trung-quoc-muon-ap-thue-xuat-khau-thep-toi-25-20210730115317443.htm