Trang

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

Đà tăng giá thức ăn chăn nuôi chưa có hồi kết, giải pháp nào cứu vãn tình thế?

Nếu tháng 5, giá heo hơi ở mức trên 70.000 đồng/kg thì từ đầu tháng 6 tới nay, giá heo hơi trên cả nước có xu hướng giảm với mức giảm tới 20.000 đồng/kg so với những tháng trước đó. Mức giá giao dịch đang trong khoảng 50.000 - 57.000 đồng/kg.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/thuc-an-chan-nuoi-72.htm

Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Tài chính, từ tháng 10/2020 đến nay, giá các loại nguyên liệu chính cho chăn nuôi như ngô, lúa mỳ liên tục tăng cao với mức tăng trung bình từ 30 - 35%, kéo theo giá thức ăn chăn nuôi tăng đáng kể và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Việc tăng giá nguyên liệu chủ yếu do dịch COVID-19 tác động tới logistics toàn cầu kéo theo việc tăng giá mạnh cước vận chuyển nhiều loại hàng hóa. Trong khi đó, tình trạng hạn hán ở một số quốc gia cũng đang có những ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất các mặt hàng này, dẫn đến giá tăng.

Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tích Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, cho biết: "Tính đến lần tăng giá được thông báo hồi cuối tháng 7, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng liên tiếp 9 lần. 

Trong khi đó, với tình hình giá bán sản phẩm chăn nuôi như heo, gà, vịt đều xuống dốc vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Như vậy, đúng ra không có lý do gì khiến giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng thêm thế này, với mức 300-400 đồng/kg, tùy loại".

Thông báo điều chỉnh giá thức ăn chăn nuôi của một số doanh nghiệp.

Cũng theo ông Đoán, khi thông báo tăng giá thức ăn chăn nuôi, hầu như các công ty đều không đưa bất kỳ lý do cụ thể nào cho mỗi đợt tăng giá mà chỉ nói rằng do giá nguyên liệu tăng cao nên các công ty điều chỉnh tăng giá các loại thức ăn chăn nuôi. 

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết: "Các doanh nghiệp lý giải việc tăng giá là do nguồn nguyên liệu nhập khẩu với mức giá cao nên trong tháng 8 này họ tiếp tục điều chỉnh tăng".

Thực tế hiện nay, Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Mỗi năm, ngành nông nghiệp trong nước chỉ có thể cung cấp 4 triệu tấn cám, 4 triệu tấn sắn, trong khi nhu cầu lên tới 27 triệu tấn các loại. 

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng: "Trong bối cảnh các doanh nghiệp tiếp tục tăng giá thức ăn chăn nuôi thì tình hình cực kỳ khó khăn cho người chăn nuôi". 

Ông Trọng phân tích do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới và cả Việt Nam, làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong khi Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài với con số ước tính lên 90%, phụ thuộc rất nhiều vào tình hình nhập khẩu. 

Trong khi đó, ở đầu ra sản phẩm thì gặp khó trong việc tiêu thụ, lưu thông khi nhiều tỉnh, thành đang giãn cách xã hội, chưa kể tình hình giá bán liên tục giảm dẫn đến ngành chăn nuôi đang rất khó khăn.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/da-tang-gia-thuc-an-chan-nuoi-chua-co-hoi-ket-giai-phap-nao-cuu-van-tinh-the-20210804143556358.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét