Trang

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

M&A bất động sản ngày càng nhiều giao dịch trên 100 triệu USD, sẽ tiếp tục sôi động trong 2022

  Có nhiều lý do để Tổng giám đốc Colliers Việt Nam tin tưởng thị trường bất động sản sẽ tiếp tục sôi động với nhiều thương vụ M&A trong năm 2022 tới đây.

Năm 2021, bất chấp những ảnh hưởng của đại dịch, bất động sản vẫn là một trong các lĩnh vực có tổng giá trị giao dịch M&A cao nhất, cùng với ngành hàng tiêu dùng thiết yếu và tài chính. Thêm vào đó, các giao dịch có giá trị trên 100 triệu USD ngày càng nhiều hơn và doanh nghiệp trong nước cũng đóng vai trò chủ đạo.

Theo phòng Kiểm soát Tập trung kinh tế, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCCA), trong năm 2021, thị trường mua bán sáp nhập bất động sản vẫn sôi nổi với loạt thương vụ lớn khi các doanh nghiệp địa ốc liên tục mở rộng quỹ đất và thực hiện chuyển nhượng dự án.

Còn tiếp...

Một năm giá bất động sản tăng phi mã, ngược chiều nền kinh tế và bất chấp đại dịch

 Năm 2021, giá nhà tại nhiều tỉnh, thành phố liên tục leo thang, bất chấp tác động nặng nề của đại dịch Covid-19.


2021 là năm đầy thách thức với nền kinh tế Việt Nam, do ảnh hưởng từ làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4. Đà tăng trưởng ở hầu hết các ngành nghề suy giảm, thậm chí tăng trưởng âm, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, vận tải, công nghiệp, xây dựng,...

Tính chung cả năm, GDP Việt Nam vẫn tăng khoảng 2,58%, nhưng thấp hơn mức 2,91% của năm 2020 và cũng là mức tăng thấp nhất trong thập kỷ gần đây.

Tuy nhiên, ngược lại nền kinh tế, giá bất động sản tại khắp các tỉnh thành vẫn ghi nhận mức tăng đáng kể. Khảo sát của Savills Việt Nam cho thấy, năm 2021, giá trị BÐS tăng xấp xỉ từ 30 - 40% ở hầu hết các phân khúc. Đất nền nhiều nơi nhảy vọt 20 - 30%, riêng phân khúc chung cư tăng trung bình 5 - 7% theo từng quý.

Giá giao dịch nhà ở riêng lẻ tăng bình quân khoảng 8 - 10%. Tích lũy cả hai quý I và II, giá nhà ở riêng lẻ tại nhiều địa phương có mức tăng khoảng 15 – 20% so với mức quý IV/2020. Trong đó, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương là những địa phương có mức giá bình quân tăng cao.

Tại Hà Nội, từ quý II, bất chấp khoảng thời gian giãn cách vì Covid-19, thị trường này vẫn ghi nhận mức tăng giá nhà liền thổ lên tới 28,2% (113,7 triệu đồng/m2) và căn hộ sơ cấp là 9,3% (37,6 triệu đồng/m2) theo năm, theo thống kê của JLL. 

Đáng chú ý, mức tăng giá cao nhất được ghi nhận ở huyện Hoài Đức, lên đến 42,8% theo năm do sự gia nhập của một dự án mới có mức giá cao hơn mức trung bình toàn huyện. 

Khảo sát của Savills cho thấy đất nền nhiều nơi nhảy vọt 20 - 30%, riêng phân khúc chung cư tăng trung bình 5 - 7%. (Ảnh minh họa tư liệu: Hạ Vũ).

Công ty liên quan chủ loạt BĐS đắt giá tại Hà Nội và Sài Gòn gọi vốn gần 3.000 tỷ đồng

 Bách Hưng Vương - doanh nghiệp có liên quan đến lãnh đạo của Bông Sen Corp vừa phát hành lô trái phiếu 2.980 tỷ đồng.

Công ty liên quan Bông Sen Corp gọi vốn gần 3.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Khách sạn Daewoo. (Ảnh: Hoàng Huy).

CTCP Bách Hưng Vương vừa công bố chào bán thành công lô trái phiếu trị giá 2.980 tỷ đồng với kỳ hạn 12 tháng, đáo hạn vào 17/12/2022. 

Bách Hưng Vương được thành lập vào tháng 5/2018, có trụ sở tại Hado Building, số 2 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM. Hoạt động chính của doanh nghiệp này là kinh doanh bất động sản.

Thời điểm thành lập, Bách Hưng Vương có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó ba cổ đông sáng lập gồm bà Đinh Thị Ngọc Thanh (75%); bà Đoàn Thị Thúy (15%) và bà Trần Thị Thu Hà (10%). 

Sau khi huy động trái phiếu thành công, ngày 29/12, Bách Hưng Vương đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên 536 tỷ đồng.

Còn tiếp....

Nguồn: https://vietnammoi.vn/cong-ty-lien-quan-chu-loat-bds-dat-gia-tai-ha-noi-va-sai-gon-goi-von-gan-3000-ty-dong-2021122916455611.htm

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội (phần 3)

 Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.


Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất bên hông KCN Ngọc Hồi với diện tích khoảng 46.750,940 m2, dài khoảng 1.486 km.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Ngọc Hồi. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 2.

Khu đất nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 3.

Khu đất sắp thu hồi có điểm đầu bên hông KCN Ngọc Hồi.

Chủ tịch Ba Huân: Từ chối tăng giá, thu lợi 200 triệu đồng mỗi ngày để người lao động có nồi thịt kho hột vịt vào dịp Tết

  nguon https://vietnambiz.vn/chu-tich-ba-huan-tu-choi-tang-gia-thu-loi-200-trieu-dong-moi-ngay-de-nguoi-lao-dong-co-noi-kho-thit-hot-vit-vao-dip-tet-2021122918334795.htm


Bà Huân chia sẻ năm nào vào hai ngày cận Tết, công ty Ba Huân đều giảm giá 2.000 đồng/hộp trứng cho người công nhân, lao động nghèo… để làm sao họ được hưởng Tết đầm ấm.
Bà Ba Huân: Tôi giảm giá trứng để người lao động có nồi kho thịt hột vịt vào dịp Tết - Ảnh 1.

Nữ hoàng hột vịt, Phạm Thị Huân cương quyết không tăng giá trứng. (Đồ họa: Thùy Trang).

Tình trạng "thiếu hàng, sốt giá" vào mỗi dịp Tết là nỗi lo lắng của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Trong buổi Tọa đàm trực tuyến được phát trên Cổng thông tin Chính phủ mới đây, bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Ba Huân (thương hiệu trứng gà Ba Huân), đã có những chia sẻ về thực trạng này.

Theo bà Huân, Tết cổ truyền là tết của người Việt và gia đình nào cũng không thể thiếu nồi thịt kho hột vịt. Do đó, "trứng là mặt hàng bình ổn của tôi mười mấy năm nay nên nguồn dự trữ của chúng tôi đến thời điểm hiện tại đã đạt 90%."

Người đứng đầu thương hiệu trứng này cho biết, nhiều năm qua, công ty không bao giờ thiếu trứng bình ổn trên quầy kệ. Do đó, vào dịp Tết năm nay, công ty vẫn sẽ duy trì cách làm này.

"Hai ngày cận Tết, năm nào cũng vậy, tôi đều giảm giá cho người tiêu dùng, công nhân, lao động nghèo… Họ lãnh lương trễ, đi chợ trễ. Tôi giảm từ 2.000 đồng mỗi hộp trứng để làm sao người lao động được hưởng một cái Tết đầm ấm của đất nước mình", bà Ba Huân chia sẻ.

Hơn 50 năm kinh doanh trứng, từ thúng hàng cho tới gầy dựng được nhà máy công nghệ hiện đại, bà Ba Huân cho biết thời điểm giãn cách xã hội, nhờ sự hỗ trợ của kênh phân phối, Ba Huân vẫn giữ giá trứng ở mức ổn định.

Theo nữ hoàng hột vịt, thời điểm giá cả leo thang, một chục trứng ngoài thị trường có giá hơn 30.000 đến hơn 40.000 đồng, nhưng công ty Ba Huân vẫn kiên quyết bán 28.000 đồng/chục. 

"Tôi cương quyết không tăng giá. Tôi biết tăng giá mỗi ngày chúng tôi sẽ kiếm được thêm 200 triệu đồng, cả tháng như vậy thì tôi kiếm biết bao nhiêu tiền? Nhưng tôi nghĩ nhiều doanh nghiệp có tiền, tặng mua vắc xin, khẩu trang... còn tôi thì có tấm lòng và ngành nông nghiệp của chúng tôi rất vất vả thì tôi đâu có tiền mặt lớn để tặng, nên tôi tặng bằng giá trứng", bà Ba Huân trải lòng. 

Vị nữ Chủ tịch cho rằng trứng là mặt hàng có thể bảo quản mà không cần tủ lạnh, như vậy sẽ có lợi cho người lao động, không đủ điều kiện bảo quản. Dịch bệnh khiến công ty gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu hụt nhân sự nên phải chi hàng chục tỷ đồng để nhập dây chuyền sản xuất tự động để phục vụ.

"Nhưng ngành nghề này tạo cho tôi từ một người buôn gánh bán bưng, 50 năm, tôi không thể nào bỏ ngành nghề này được. Tôi cương quyết phải làm bằng cách nào đó giữ giá và bình ổn với thành phố như nhiều năm nay công ty tôi vẫn làm", bà Ba Huân nói.

"Tôi nghĩ tôi mua bán cả cuộc đời chứ không phải 1 năm, 2 năm hay 1 tháng, 2 tháng", Chủ tịch Ba Huân chia sẻ.

Trước đó, ở thời điểm TP HCM thực hiện giãn cách xã hội, mặc dù doanh nghiệp áp dụng 3 tại chỗ, chi phí tăng và Sở Công thương TP HCM cho phép Ba Huân tăng giá 2.000/hộp, tức mỗi ngày, Ba Huân có thể thu thêm 200 triệu mỗi ngày nhưng công ty này cho biết họ quyết giữ giá vì quan điểm: "Người nghèo mới cần trứng".

Cũng nói về thực trạng cung ứng hàng hoá dịp tết năm nay, trao đổi tại sự kiện, ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng giám đốc CTCP Kỹ nghệ súc sản (Vissan) cho biết công ty đã chuẩn bị tương đối đầy đủ hàng hóa. 

Đến thời điểm này, doanh nghiệp đã chuẩn bị khoảng 2.800 tấn mặt hàng tươi sống, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái và mặt hàng thực phẩm chế biến là 4.200 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ.

"Với sản lượng này, chúng tôi cam kết đủ cung ứng hàng cho TP HCM nói riêng và cả nước nói chung (trong dịp Tết)", ông Dũng cho biết. Ngoài ra, Vissan cho biết công ty đã dự trữ khoảng 1.000 tấn thịt heo đông lạnh, dự trù cho trường hợp biến động nguồn thịt trên thị trường dịp cuối năm.

"Chúng tôi cam kết trong dịp trước, trong và sau Tết sẽ bình ổn giá thị trường và đảm bảo cung ứng nguồn hàng đầy đủ đến người tiêu dùng", Phó Tổng Giám đốc Vissan cam kết.

Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op cũng cho biết đơn vị này không chỉ cung cấp đủ "nồi thịt kho trứng" mà còn đủ đầy mâm ngũ quả trên bàn thờ cúng gia tiên. Tết năm 2022 sẽ không thiếu thứ gì, một cái Tết thực sự sung túc, no ấm, đủ đầy.


Các thương vụ M&A bất động sản nổi bật 2021

  Trái ngược với các lo ngại về việc M&A sẽ diễn ra ảm đạm vì ảnh hưởng từ làn sóng Covid-19 lần thứ 4, thị trường mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực bất động sản 2021 vẫn sôi nổi với loạt thương vụ lớn.

Theo phòng Kiểm soát Tập trung kinh tế, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCCA), bất động sản là một trong những lĩnh vực có nhiều thương vụ M&A nhất năm 2021. Trái ngược với các lo ngại về tình hình M&A ảm đạm trong làn sóng Covid-19 lần thứ 4, thị trường mua bán sáp nhập bất động sản vẫn sôi nổi với loạt thương vụ lớn khi các doanh nghiệp địa ốc liên tục mở rộng quỹ đất và thực hiện chuyển nhượng dự án.

Trong năm 2021, VCCA đã tiếp nhận và xử lý khoảng 14 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế trong lĩnh vực bất động sản (gồm bất động sản để ở và không để ở) của các doanh nghiệp như CTCP Vinhomes, CTCP đầu tư Nam Long, CTCP phát triển bất động sản Phát Đạt, CTCP BCI...

Các thương vụ M&A bất động sản nổi bật 2021 - Ảnh 1.

Dù ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, tính đến hết quý III/2021, các doanh nghiệp địa ốc dẫn đầu thị trường lần lượt thông báo kết quả kinh doanh với mức tăng trưởng tốt, lợi nhuận tăng nhiều lần so với cùng kỳ năm 2020. Với kết quả kinh doanh khả quan và tiềm lực tài chính lớn, nhiều doanh nghiệp địa ốc lớn đã thực hiện các thương vụ thâu tóm quỹ đất giá trị.


Các thương vụ M&A bất động sản nổi bật 2021 - Ảnh 2.
Các thương vụ M&A bất động sản nổi bật 2021 - Ảnh 1.

Vị trí khu đô thị Đại An. (Sơ đồ tư liệu được vẽ tương đối, mang tính tham khảo).

Còn tiếp...

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

Giá xăng dầu hôm nay 29/12: Giá dầu tiếp tục tăng sau phiên tăng hôm qua

Giá xăng dầu hôm nay 29/12, giá dầu trong phiên giao sáng nay vẫn đang tiếp tục đà tăng sau phiên tăng trước đó bất chấp những lo ngại về Omicron.

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-29-12-gia-dau-tiep-tuc-tang-sau-phien-tang-hom-qua-20211229084826544.htm

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 29/12 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 1/2022): 76,1 USD/thùng - tăng 69 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 2/2022): 78,7 USD/thùng - tăng 67 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 5/2022): 50,350 JPY/thùng - tăng 150 JPY so với phiên ngày hôm qua



Bảng giá xăng dầu: https://vietnammoi.vn/chu-de/gia-xang-dau-hom-nay-242.htm

Giá dầu ổn định cao hơn vào thứ Ba, với giá dầu Brent kết thúc phiên giao dịch gần 80 USD/thùng bất chấp sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron, được hỗ trợ bởi nguồn cung ngừng hoạt động và kỳ vọng rằng hàng tồn kho của Mỹ giảm trong tuần trước.

Giá dầu thô Brent tăng 0,43% ở mức 78,94 USD/thùng. Giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,54% lên 75,98 USD/thùng. Cả hai hợp đồng đều giao dịch ở mức cao nhất trong một tháng, được hỗ trợ bởi sức mạnh của chứng khoán Mỹ.

Ba nhà sản xuất dầu đã tuyên bố tình trạng bất khả kháng trong tháng này đối với một phần sản lượng dầu của họ vì các vấn đề bảo trì và ngừng hoạt động của mỏ dầu.

Một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters hôm thứ Hai cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ có khả năng đã giảm tuần thứ năm liên tiếp, trong khi tồn kho xăng hầu như không thay đổi vào tuần trước.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi một cuộc họp của OPEC + vào ngày 4/1, tại đó liên minh sẽ quyết định có tiếp tục với kế hoạch tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày vào tháng Hai hay không.

Tại cuộc họp cuối cùng, OPEC + vẫn giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng cho tháng 1 bất chấp Omicron.

Rò rỉ 2 triệu dữ liệu người dùng trên một sàn tiền ảo

  nguon https://vietnambiz.vn/ro-ri-2-trieu-du-lieu-nguoi-dung-tren-mot-san-tien-ao-20211228104428473.htm


Ứng dụng ONUS (tiền thân là ví VNDC) vừa chịu một cuộc tấn công quy mô lớn, gây ra rò rỉ dữ liệu của khoảng 2 triệu người dùng, trong đó gần 90% là người Việt.
Gần 2 triệu dữ liệu người dùng trên sàn tiền ảo bị rò rỉ - Ảnh 1.

Thông tin dữ liệu người dùng của khoảng 2 triệu người dùng ONUS bị rò rỉ. (Ảnh: Thùy Trang).

Hôm 25/12, trên một diễn dàn có tên là R***F**** (RF) xuất hiện bài đăng của tài khoản vndcio, người này đã rao bán cơ sở dữ liệu của nền tảng giao dịch tiền số ONUS, bao gồm thông tin xác minh danh tính người dùng (eKYC), hình ảnh, video… theo thông tin đăng tải, khoảng 2 triệu dữ liệu khách hàng ONUS đã bị đánh cắp.

“Tôi đã xâm nhập vào máy chủ của họ và chuyển dữ liệu ra ngoài. Tôi cũng đã xóa các tệp trên máy chủ. Do đó, bây giờ họ không còn thông tin eKYC của người dùng. Cơ sở dữ liệu chứa thông tin của khoảng 2 triệu khách hàng, tất cả đều thuộc nền tảng ONUS”, tài khoản vndcio viết.

Người này còn đăng kèm theo nhiều phần hình ảnh chụp dữ liệu cũng như giấy tờ tùy thân, video của một số khách hàng khi được hỏi về hình ảnh, video eKYC. Tài khoản vndcio cho biết 90% dữ liệu thu được đến  từ người dùng Việt Nam. Hiện chưa rõ giá bán mà hacker đưa ra với số dữ liệu nói trên. Người này yêu cầu liên hệ qua email để nhận báo giá.

Trên website chính thức, nền tảng ONUS thông báo họ đã chịu ảnh hưởng từ một cuộc tấn công mạng quy mô lớn. "Hệ thống của ONUS đã chịu ảnh hưởng từ một cuộc tấn công mạng quy mô lớn. Một bên thứ ba đã có thể truy cập và đánh cắp trái phép một số dữ liệu quan trọng của ONUS thông qua một lỗ hổng bảo mật", ONUS đưa ra thông báo. 

Đồng thời, nền tảng này cho biết một số dữ liệu người dùng như tên, email, số điện thoại, thông tin KYC, mật khẩu đã mã hóa, lịch sử giao dịch và một số thông tin đã mã hóa khác có thể bị rò rỉ.

"Chúng tôi thành thật gửi lời xin lỗi và mong nhận được sự thông cảm của quý khách hàng. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi xem xét lại chính mình, nâng cấp và hoàn thiện hơn nữa hệ thống để đảm bảo an toàn cho quý khách hàng, đặc biệt trong giai đoạn chuyển giao từ VNDC sang ONUS", nền tảng này đưa ra lời xin lỗi.

Hiện đội ngũ ONUS đang làm việc cùng các chuyên gia bảo mật để khắc phục sự cố, nâng cao bảo mật. Ngày 25/12, ứng dụng ONUS đã bắt buộc người dùng thay đổi mật khẩu để có thể truy cập ứng dụng.

ONUS tiền thân là ứng dụng ví VNDC. Dự án này tự giới thiệu là "ứng dụng đầu tư tài chính số" do người Việt sáng lập và có trụ sở tại Singapore. Theo ONUS, ứng dụng này được đưa lên các kho ứng dụng vào tháng 3/2020 và sau 18 tháng đã có 1,6 triệu người dùng, phần lớn là người Việt. Hơn 600.000 người đã thực hiện xác minh danh tính khách hàng (Know Your Customer - KYC).


Khẳng định giàu sẵn nên không cần 'lùa gà', ViruSs đang là ông chủ một công ty quản lý nghệ sĩ, doanh thu tăng gấp 5 lần sau một năm

  nguon https://vietnambiz.vn/khang-dinh-giau-san-nen-khong-can-lua-ga-viruss-dang-la-ong-chu-mot-cong-ty-quan-ly-nghe-si-doanh-thu-tang-gap-5-lan-sau-mot-nam-20211227143245683.htm


Streamer ViruSs đã đầu tư kinh doanh từ làm studio, quán cà phê tới công ty bán máy tính.

ViruSs (Đặng Tiến Hoàng) được biết đến nhiều là một nam streamer đa nền tảng. Mới đây, trong lùm xùm với Trần Văn Phúc (Zet Under), khi bị nhà đầu tư này gọi là "lùa gà" - mời gọi mọi người tham gia thị trường tiền số, ViruSs đã khẳng định cá nhân anh đủ giàu để không làm những hành động như vậy.

"Tôi tham gia thị trường bao lâu không quan trọng, tôi giàu là được", nam streamer đáp trả khi bị gọi là thiếu kinh nghiệm trên thị trường tiền số và lùa gà. Sự thật, như thông tin có lần chúng tôi đã đưa, ngoài công việc livestream, ViruSs cũng tham gia công việc kinh doanh trên nhiều lĩnh vực.

Đầu tháng 12/2016, ViruSs thành lập công ty riêng mang tên Công ty TNHH VR Studio (VR Studio) với vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Công ty này đặt trụ sở tại quận 1, TP HCM, đồng thời có hai cơ sở khác tại Hà Nội và Bangkok (Thái Lan). 

VR Studio hoạt động chính trong lĩnh vực tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại. Ngoài ra, công ty cũng có hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình.

Theo thông tin người viết có được, trong năm tài chính đầu tiên 2017, VR Studio ghi nhận doanh thu 19 triệu đồng, lỗ 10 triệu đồng. Hai năm tiếp theo, công ty ghi nhận doanh thu tăng vọt 897 triệu (2018) và 4,8 tỷ đồng (2019). Đồng thời báo lãi lần lượt 657 triệu đồng và 3,2 tỷ đồng.

Trong năm ngoái, vì dịch bệnh nên dự án VR Studio Bangkok bị ảnh hưởng nên phải dừng hoạt động trong 6 tháng, điều này theo anh không khác gì phá sản, mất trắng.

Khẳng định giàu sẵn nên không cần 'lùa gà', ViruSs đang là ông chủ một công ty quản lý nghệ sĩ, doanh thu tăng gấp 5 lần sau một năm - Ảnh 1.

Trước đó vào năm 2018, ViruSs có mở cửa hàng cà phê chuyên phục vụ cho các game thủ. Tuy nhiên sau hơn một năm hoạt động, cửa hàng này hiện đã ngừng hoạt động. Bài đăng cuối cùng trên trang Facebook quán cà phê là từ 28/12/2019. 

Tới tháng 8/2020, ViruSs nhận lời mời giữ vị trí CMO (Chief Marketing Officer – Giám đốc Marketing) đồng thời trở thành cổ đông thuộc Ban điều hành Công ty TNHH Công Nghệ GearVN (GearVN).

Theo tìm hiểu, đây là công ty sở hữu chuỗi Showroom chuyên kinh doanh máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm, thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông, đặt hàng qua bưu điện hoặc internet, lập trình máy vi tính, lắp ráp máy vi tính cao cấp cho game thủ. Nhà sáng lập GearVN là ông Nguyễn Thế Anh, cũng là người xuất thân từ giới game thủ như ViruSs.

Trong một bài đăng trên Facebook của mình, ViruSs cho biết anh đầu tư vào GearVN vì tin họ sẽ đem lại lợi nhuận cho mình. "Họ mời tôi vì tin tôi sẽ nâng lợi nhuận của cả hai lên cao hơn nữa", ViruSs viết. 

Trước GearVN, ViruSs từng thành lập một công ty có tên là Divuqata (Dịch Vụ Quà Tặng) vào tháng 12/2019 với mục đích mang lại những món quà ý nghĩa cho mọi người để dành tặng bạn bè, người thân, đối tác...

Sau khi gia nhập GearVN được hai tháng, ViruSs tiếp đó tuyên bố thành lập công ty quản lý nghệ sỹ, trực thuộc VR Studio. Trong đó, nữ ca sỹ Thuỳ Chi là nghệ sĩ đầu tiên gia nhập công ty này.

Cập nhật vụ việc bị gọi là "lùa gà" của VruSs:

Sau tranh cãi nổ ra, nam streamer đã đăng tải một video lên YouTube đưa ra quan điểm của mình về vụ việc. Anh cho biết những chia sẻ, hướng dẫn của mình dành cho người mới, dựa theo kinh nghiệm cá nhân và không hề có ý định lùa gà.

Mới đây nhất, trong nhóm Telegram dành để chia sẻ kiến thức, ViruSs cho biết: "Tớ thông báo tớ sẽ khóa riêng tư toàn bộ video trên Youtube để không ảnh hưởng tới những người anh em và những người bạn mới". Nam streamer thông báo dừng mọi lùm xùm sau tuyên bố trên. Hiện tại những clip đăng tải trên YouTube liên quan đến vụ việc đã được ViruSs ẩn khỏi nền tảng.


Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

Nhóm Vinaconex muốn làm khu đô thị ở Kon Tum

  Tổng Công ty Vinaconex và một thành viên trực thuộc là Vimeco sẽ có 6 tháng khảo sát đầu tư khu đô thị tại TP Kon Tum.

Nhóm Vinaconex muốn làm khu đô thị ở Kon Tum - Ảnh 1.

Một góc TP Kon Tum. (Ảnh: Báo Kon Tum).

Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum, ngày 23/12, UBND tỉnh này đã có văn bản về việc nghiên cứu khảo sát đầu tư và tài trợ kinh phí lập quy hoạch các khu đô thị tại TP Kon Tum.

Theo đó, tỉnh thống nhất chủ trương liên danh Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã chứng khoán: VCG) và CTCP Vimeco (trực thuộc Vinaconex) khảo sát, nghiên cứu ý tưởng, lập thủ tục đề xuất chủ trương đầu tư các dự án tại TP Kon Tum. Thời gian khảo sát, nghiên cứu là 6 tháng.

Còn tiếp...

Giá xăng dầu hôm nay 28/12: Giá dầu tăng trở lại hơn 4%

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-28-12-gia-dau-tang-khi-cac-lo-ngai-ve-omicron-giam-20211228085410166.htm

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 28/12 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 1/2022): 75,7 USD/thùng - tăng 87 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 2/2022): 78,2 USD/thùng - tăng 89 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 5/2022): 50,000 JPY/thùng - tăng 150 JPY so với phiên ngày hôm qua

Giá dầu tăng vào thứ Hai do hy vọng rằng biến thể Omicron COVID-19 sẽ có tác động hạn chế đến nhu cầu toàn cầu vào năm 2022, ngay cả khi dầu thô của Mỹ chịu áp lực từ việc hủy chuyến bay trong bối cảnh các vụ việc gia tăng.

Hơn 1.300 chuyến bay đã bị các hãng hàng không Mỹ hủy vào Chủ nhật do COVID-19 giảm số lượng phi hành đoàn có sẵn trong khi một số tàu du lịch phải hủy các điểm dừng.

Giá dầu thô Brent chuẩn toàn cầu kết thúc ngày tăng 3,2%, tương đương 0,46 USD, ở mức 78,60 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giảm 2,4%, tương đương 1,78 USD, cao hơn ở mức 75,57 USD/thùng. Thị trường Mỹ đã đóng cửa vào thứ Sáu để nghỉ lễ.

Giá dầu Brent đã tăng hơn 45% trong năm nay, được hỗ trợ bởi sự phục hồi của việc cắt giảm cung và cầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh của tổ chức này, được gọi chung là OPEC +.

Giá dầu giảm hơn 10% vào ngày 26/11 khi báo cáo về một biến thể mới lần đầu tiên xuất hiện, đã tăng vào tuần trước sau khi dữ liệu ban đầu cho thấy Omicron có thể gây ra bệnh ở mức độ nhẹ hơn.

OPEC + vẫn giữ nguyên kế hoạch tại cuộc họp cuối cùng của mình để tăng sản lượng cho tháng 1 bất chấp Omicron.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội (phần 1)

  Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội (phần 1) - Ảnh 1.

Xả Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

1. Khu đất nối đường Phan Trọng Tuệ với KĐT Eden Rose

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất nối đường Phan Trọng Tuệ với KDDT Eden Rose với diện tích khoảng 4.054,601 m2, dài khoảng 262 m.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội (phần 1) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Tả Thanh Oai. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội (phần 1) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

Nhộn nhịp mua đất cận Tết

  Thị trường bất động sản bắt đầu sôi động trở lại từ đầu tháng 10, khi các địa phương bắt đầu nới lỏng giãn cách. Phòng công chứng của một số tỉnh đến nay vẫn tấp nập người ra vào làm thủ tục đất đai và những hàng ô tô đậu nghẹt hai bên đường.

Nguồn tin: https://vietnambiz.vn/nhon-nhip-mua-dat-can-tet-2021122713504223.htm


Giao dịch BĐS sôi động và nóng dần về cuối năm. (Ảnh: Ngọc Anh).

Khoảng gần ba tháng trở lại đây, thị trường bất động sản (BĐS) giao dịch sôi động trở lại và nóng dần vào cuối năm, nhất là những điểm nóng như Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu,... Thậm chí, phòng công chứng ở một số địa phương quá tải các hồ sơ đất đai.

Trong khi trước đó ở tháng 10 chỉ có khoảng 650 nền và tiêu thụ được hơn 1/3. Còn tháng 9 vẫn trong thời gian giãn cách xã hội nên gần như không có dự án đất nền nào được bán ra.

Theo ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA Vietnam, điều này cho thấy bất động sản, đặc biệt là phân khúc đất nền luôn luôn có phản ứng nhanh nhất với thị trường khi sức mua đang rất tích cực trong thời điểm này. Những ngày đầu tháng 12, xu hướng này vẫn tiếp tục tích cực.

Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA Vietnam, cho biết thường thời điểm trước và sau Tết, hoạt động giao dịch bất động sản rất sôi động. Lượng giao dịch được thống kê qua các sàn luôn cao hơn so với các quý khác. Tuy nhiên năm nay, nguồn cung và sức mua có sự suy giảm, mặc dù đã có những diễn biến tích cực.

Chốt lời từ chứng khoán, tiền kỹ thuật số,… để mua đất cuối năm

Theo TS. Cấn Văn Lực, việc mua bất động sản cận tết gần như mang tính mùa vụ. Vào cuối năm, nhà đầu tư có tâm lý muốn mua một cái gì đó được xem là thành quả của cả một năm.

Lo ngại sốt đất vào mỗi dịp Tết Nguyên đán

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng, trước năm 2018 thường có những cơn sốt đất diễn ra trước và sau Tết bởi nhiều lý do. Tuy nhiên, hai năm nay, những cơn sốt đất trên diện rộng hoặc sốt đất thật sự rất ít.

Đến năm nay, dịch COVID-19 gây ra những biến động về kinh tế, thu nhập,… khiến thị trường thứ cấp không sôi động nên chưa có tình trạng mọi người đổ xô đi mua đất nền như những giai đoạn trước.

Thị trường bất động sản 2022 phụ thuộc vào những biến số nào?

  Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản năm 2022 gắn với một biến số rất quan trọng đó là khả năng giải ngân vốn đầu tư công. Bởi đây là một chương trình quốc gia lớn, liên quan đến các tuyến giao thông huyết mạch,...

Nguồn tin: https://vietnambiz.vn/thi-truong-bat-dong-san-2022-phu-thuoc-vao-nhung-bien-so-nao-20211226210154431.htm

Thị trường bất động sản 2022 phụ thuộc vào biến số nào? - Ảnh 1.

Đầu tư công sẽ là cú hích lớn cho thị trường bất động sản năm 2022. (Ảnh: Khải An).

Thị trường bất động sản trong năm 2022 được kỳ vọng sẽ phục hồi và tăng trưởng nhờ sự hỗ trợ của nhiều yếu tố. Đơn cử, trong tổng quy mô gói hỗ trợ kích thích nền kinh tế năm 2022 - 2023 (445.760 tỷ đồng giá trị thực chi) theo đề xuất của nhóm nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và các chuyên gia, có tới 150.000 tỷ đồng được đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, Chính phủ và Quốc hội cũng đang họp bàn để thống nhất có một gói khoảng 60.000 – 65.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở,...

Theo các chuyên gia, đây đều là những yếu tố sẽ tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Chia sẻ tại Hội thảo "Gói kích thích kinh tế, quy hoạch và cơ hội đầu tư bất động sản năm 2022" diễn ra mới đây, PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam cho biết, trong năm 2022, một trong những điều quan trọng là phải giữ ổn định vĩ mô. Nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn tăng trưởng chậm nên rất cần gói kích thích lớn với tham vọng không chỉ phục hồi mà còn phải tạo ra cơ hội để bứt phá mạnh mẽ hơn nữa.

Trường bất động sản thời gian tới gắn với một biến số rất quan trọng đó là khả năng giải ngân vốn đầu tư công.

PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam

Theo vị này, thị trường bất động sản thời gian tới gắn với một biến số rất quan trọng đó là khả năng giải ngân vốn đầu tư công. Bởi đây là một chương trình quốc gia lớn, liên quan đến các tuyến giao thông huyết mạch và chắn chắn sẽ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường bất động sản.

"Tôi cho rằng, thời gian tới, về mặt vĩ mô phải tính thêm yếu tố này để có thể tháo gỡ thật tốt và đưa câu chuyện giải ngân vốn đầu tư công sang một trạng thái tích cực hơn", ông Thiên nói.

Vị chuyên gia này phân tích thêm, về dài hạn, bất động sản sẽ gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và lấy hạng mục trung tâm là đô thị hóa. Đây là điều mà các chủ đầu tư nên suy nghĩ để thay đổi đổi tư duy, cách tiếp cận. Tới đây, cách thức đầu tư rồi đấu thầu chắc chắn sẽ theo một chuẩn mực khác.

"Tôi tin rằng điều này phải diễn ra, không thể đô thị hóa theo kiểu cũ là xây nhà để bán được. Bên cạnh đó, xu hướng đô thị thông sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới và các chủ đầu tư phải nhận ra xu hướng này sớm", ông Thiên nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, trong chương trình phục hồi phát triển kinh tế năm 2022, một trong những điểm rất quan trọng hiện đang được thảo luận đó là việc tháo gỡ những cơ chế để đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công.

Ông phân tích, các vấn đền liên quan đến giải ngân đầu tư công hiện nay cần được tháo gỡ gồm: Hình thức PPP, chỉ định thầu, phân cấp trung ương, địa phương, phân bổ hợp lý các mô hình đầu tư, giải tỏa ách tắc về nguyên vật liệu, vật tư xây dựng,...

Do đó, nếu đẩy nhanh được việc giải ngân này có thể thúc đẩy các dự án hạ tầng phát triển, cũng tạo nền tảng tốt cho những năm tiếp theo.

Khánh Hòa siết chặt phân lô, bán nền

 UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất. Chỉ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đối với các thửa đất nằm trong khu dân cư hiện có,...


UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Văn bản nêu rõ, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phân lô, bán nền không đúng quy định; công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai, trật tự xây dựng chưa được thực hiện thường xuyên, các vi phạm xảy ra nhưng chưa được xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, một số địa phương có biểu hiện buông lỏng quản lý đất đai, trật tự xây dựng làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, môi trường đầu tư, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.



Nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trong thời gian tới, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân.

Chỉ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đối với các thửa đất nằm trong khu dân cư hiện có, đáp ứng được điều kiện hạ tầng khu vực, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng, quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương nghiêm cấm việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với các thửa đất nằm ngoài khu vực dân cư hiện có, dẫn đến hình thành các điểm dân cư mới chưa đáp ứng được điều kiện cơ sở hạ tầng khu vực, gây ra tình trạng phân lô, bán nền tràn lan trên địa bàn.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/khanh-hoa-siet-chat-phan-lo-ban-nen-20211227075453066.htm

Đồng thời, tăng cường đôn đốc, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng trái phép các công trình trên đất nông nghiệp; kiên quyết xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để xảy ra vi phạm mà không xử lý hoặc không đề xuất xử lý kịp thời các vi phạm theo phân cấp quản lý và quy định pháp luật.

Thời gian vừa qua, một số khu vực trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa xảy ra hiện tượng sốt ảo và tình trạng phân lô bán nền, lập dự án ma,...

Đơn cử, trên địa bàn huyện Cam Lâm có một số trường hợp người sử dụng đất tự ý phân lô, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, trên địa bàn có một số đối tượng lợi dụng các trang mạng xã hội để đưa thông tin đất đai để chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các dự án không có thật và chưa được cấp có thẩm quyền cho phép như Cam Lam Central Park, Cam Lâm Future City, Cam Lâm Sky Lake, Ocean View, Khu dân cư Trần Đại Nghĩa, Khu dân cư Quang Trung,…

Hay tại huyện Ninh Hòa, sau khi có thông tin một số tập đoàn lớn đề xuất đầu tư dự án, giá đất đã tăng dựng đứng,...