Trang

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội (phần 1)

 Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội (phần 1) - Ảnh 1.

Xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

1. Khu đất đối diện đường Vũ Lăng qua sông Tô Lịch

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất đối diện đường Vũ Lăng qua sông Tô Lịch, chạy song song với QL1A đến khi hết địa bàn xã Ngọc Hồi với diện tích khoảng 22.714,324 m2, dài khoảng 700 m.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội (phần 1) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi ở xã Ngọc Hồi. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội (phần 1) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi nhìn từ ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...

Việt Nam xuất siêu trở lại trong tháng 9

Theo Tổng Cục Thống kê, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 9 giảm 2% so với tháng 8. Mặc dù vậy, Việt Nam ước tính xuất siêu 0,5 tỷ USD trong tháng này sau 5 tháng liên tiếp nhập siêu.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/tiep-da-tham-hut-thuong-mai-viet-nam-nhap-sieu-13-ty-usd-trong-thang-8-20210829112137925.htm

Tuy nhiên, tính chung 9 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu hơn 2 tỷ USD. Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái, Việt Nam xuất siêu hơn 16 tỷ USD.

Việt Nam xuất siêu trở lại trong tháng 9 - Ảnh 1.

Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2020 - tháng 9/2021. (Số liệu: Tổng Cục Thống kê, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Trong tháng 9, Việt Nam kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 27 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng 8.

Kim ngạch xuất khẩu quý III/2021 ước tính đạt 83,89 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước và tăng 7,2% so với quý II năm nay (tăng 7% so với quý I).

Tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 240,5 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt gần 70 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Việt Nam xuất siêu trở lại trong tháng 9 - Ảnh 2.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm. (Số liệu: Tổng Cục Thống kê, Biều đồ: H.Mĩ)

Ước tính tháng 9, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 26,5 tỷ USD, giảm 3,1% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. 

Kim ngạch nhập khẩu quý III/2021 ước tính đạt 84,55 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,5% so với quý II năm nay.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/viet-nam-xuat-sieu-tro-lai-trong-thang-9-20210929102509398.htm

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Doanh nghiệp dệt may không lo thiếu đơn hàng, chỉ lo không kịp mở cửa để giữ chân khách hàng

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở các tỉnh phía Nam và lan rộng ở nhiều địa phương trên cả nước đã kéo doanh thu nhiều doanh nghiệp dệt may sụt giảm mạnh, thậm chí là thua lỗ. 

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/det-may-67.htm

Cụ thể, như Công ty Dệt may Thành Công (Mã: TCM), theo kết quả kinh doanh được công bố doanh thu tháng 8 của đơn vị này chỉ đạt 10,5 triệu USD, tương đương 238 tỷ đồng, giảm mạnh 23% so với cùng kỳ năm trước.

Lỗ sau thuế hơn 282.400 USD, khoảng 6,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 1 triệu USD, tương đương 22,7 tỷ đồng.

Đáng chú ý, đây là tháng đầu tiên trong năm 2021 Dệt may Thành Công báo lỗ do dịch bệnh phức tạp. 

Chia sẻ với người viết, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Dệt may Thành Công, cho biết: "Việc sản xuất "3 tại chỗ" chi phí quá cao, trong khi bị giới hạn người lao động không quá 50% trong tổng số hơn 6.500 lao động nên công suất hoạt động của công ty không thể cao. 

Từ đó, sản lượng bị sụt giảm đã dẫn đến việc công ty lỗ trong tháng 8 vừa qua và vấn đề mệt mỏi của doanh nghiệp là dòng tiền không thu về được thì cũng không thể trả lương cho người lao động và các chi phí khác".

Dệt may Thành Công là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng dệt may đi hầu hết các nước trên thế giới, trong đó, thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 32%, tiếp đến là Hàn Quốc chiếm khoảng 28%, Nhật Bản và Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo chiếm khoảng 12%.

Tuy nhiên, theo ông Tùng, với công suất sụt giảm, việc thực hiện các đơn hàng bị trì hoãn, giãn tiến độ. Có những trường hợp không được chấp nhận, đối tác đã hủy đơn hàng dù doanh nghiệp đã mua đầy đủ nguyên vật liệu sản xuất nhưng do thời gian giao hàng gia hạn quá lâu nên buộc họ phải hủy.

Với Công ty Việt Thắng Jean, doanh nghiệp này cũng đối diện tình cảnh tương tự khi các nhà máy tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai phải ngưng sản xuất do mô hình "3 tại chỗ" không hiệu quả, điều này đã khiến doanh thu của công ty trong các tháng vừa qua hoàn toàn bằng con số 0.

"Kinh doanh thời trang là mặt hàng có thời vụ nên khi các nhà máy dừng hoạt động, công ty không thể giao hàng đúng kế hoạch dù có đưa một số đơn ra miền Trung, miền Bắc nhưng sau đó cũng phải dừng lại vì dịch bệnh", ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc công ty Việt Thắng Jean chia sẻ.

Đây không phải là câu chuyện của riêng các doanh nghiệp mà thực tế đó là tình trạng chung của toàn ngành hàng khi số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu tháng 8 của ngành ước giảm 18,7% so với tháng 7 và giảm 5,8% so với tháng 8/2020.  

Doanh nghiệp dệt may không lo thiếu đơn hàng, chỉ lo không kịp mở cửa để giữ chân khách hàng - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may.(Ảnh: Nhịp cầu đầu tư)

Nhưng đơn hàng không sợ thiếu

Trải qua hơn hai tháng sản xuất gặp khó khăn vì dịch bệnh làm cho các doanh nghiệp trở nên kiệt sức. Thực tế này khiến các đơn vị rất mong chờ thời điểm tái hoạt động, dù ở trạng thái "bình thường mới".

Theo ông Trần Như Tùng, nếu TP HCM và các tỉnh phía Nam thực hiện đúng dự kiến mở cửa trở lại vào ngày 1/10 thì quý IV năm nay sẽ bù đắp cho quý III sụt giảm vừa qua, bởi  đây là quý cao điểm của dệt may hàng năm và vấn đề đơn hàng thường không phải lo lắng.

"Hiện tại đơn hàng của TCM đã trải dài đến hết năm nay và kéo sang quý I/2022, đơn hàng giờ không dám nhận thêm chứ không sợ thiếu. Với TCM dự kiến doanh thu sẽ thực hiện được ở mức 85-90% mục tiêu đề ra dựa trên kịch bản khả quan là kinh tế mở cửa trở lại đúng kế hoạch", Chủ tịch TCM chia sẻ.

Phân tích cụ thể nhận định này, ông Tùng cho biết dù hiện một số đối tác rục rịch chuyển đơn hàng sang các nước nhưng khách hàng vẫn sẽ nhìn vào kế hoạch mở cửa nền kinh tế.

Do đó, nếu TP HCM và các tỉnh, thành mở cửa trở lại, khả năng khách hàng sẽ tiếp tục ở lại với doanh nghiệp Việt Nam, còn nếu việc giãn cách còn kéo dài lâu hơn thì không biết tình hình sẽ thế nào. 

"Bởi các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, châu Âu sắp bước vào mùa cao điểm bán hàng là dịp Noel và Tết Dương lịch nên bây giờ mình làm còn kịp chứ chậm hơn nữa sẽ không kịp làm hàng cho họ bán, buộc họ sẽ chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác", ông Trần Như Tùng cho hay.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-det-may-khong-lo-thieu-don-hang-chi-lo-khong-kip-mo-cua-de-giu-chan-khach-hang-20210927142247565.htm

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Vinaconex, Trung Nam và Xây dựng Miền Trung cạnh tranh dự án đường bộ ven biển Thanh Hóa gần 3.400 tỷ đồng

  Tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thanh Hóa đoạn Hoằng Hóa – Sầm Sơn và đoạn Quảng Xương – Tĩnh Gia có chiều dài khoảng 30 km, tổng mức đầu tư khoảng 3.372 tỷ đồng, dự kiến khởi công vào quý I/2022.

Vinaconex, Trung Nam và Xây dựng Miền Trung cạnh tranh dự án đường bộ ven biển Thanh Hóa gần 3.400 tỷ đồng - Ảnh 1.

Bản đồ tuyến đường ven biển Thanh Hóa. (Nguồn: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa).

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt kết quả sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa - Sầm Sơn và đoạn Quảng Xương - Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn) theo hình thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT).

Theo đó, ba nhà đầu tư trúng sơ tuyển trong danh sách ngắn gồm Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), CTCP Xây dựng và Lắp máy Trung Nam và Liên danh CTCP Tập đoàn Xây dựng Miền Trung - CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi.

Liên quan đến dự án này, ngày 27/9 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản trả lời cử tri tỉnh Thanh Hóa về kiến nghị sớm triển khai dự án.

Còn tiếp...

Chủ tịch CLB Bất động sản Việt Nam: 'Bom nợ' Evergrande không ảnh hưởng, thậm chí còn có lợi cho Việt Nam

Cũng theo Chủ tịch CLB Bất động sản Việt Nam & TP HCM, doanh thu của tập đoàn Evergrande chỉ chiếm khoảng hơn 30% doanh thu của ngành địa ốc Trung Quốc. Con số nợ 300 tỷ USD của tập đoàn này không phải là quá lớn nếu đặt trong nền kinh tế lớn thế giới thế giới. Nếu có thực sự xảy ra kịch bản vỡ nợ mức ảnh hưởng cũng không lớn tới thị trường.

"Tôi nghĩ Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng gì. Thậm chí, trước sự việc này, Chính phủ Việt Nam sẽ chăm chút, kiểm soát các doanh nghiệp chặt chẽ hơn. Các chủ đầu tư bất động sản Việt Nam cũng sẽ coi đây là bài học để tự điều chỉnh lại tài chính, dòng tiền của mình, tránh việc đầu tư ồ ạt", ông Bảo nhận định.

'Bom nợ' Evergrande ảnh hưởng ra sao đến bất động sản Việt Nam? - Ảnh 1.

Evergrande được đánh giá là "too big to fail" (quá lớn để sụp đổ). (Ảnh: AP).

Cũng nói về nguy cơ của "bom nợ" Evergrande, ông Phạm Linh, Phó Chủ tịch CLB Bất động sản TP HCM, Phó Tổng Giám đốc VietABank, nhận định, với một công ty có sự phát triển quá nhanh và lớn mạnh thì áp lực là rất lớn. 

Khi Covid-19 xảy ra, chắc chắn hoạt động bán hàng của công ty và dòng tiền thanh toán của khách hàng cũng bị ảnh hưởng, khiến doanh nghiệp không thể xoay xở trả nợ đúng hạn. Thông thường, với những doanh nghiệp quy mô nhỏ thì có thể đàm phán, chủ nợ sẽ hiểu cho khó khăn của doanh nghiệp và cho lùi thời hạn đóng tiền. Tuy nhiên, với doanh nghiệp quy mô lớn thì việc tất cả các chủ nợ trên toàn cầu cùng thương lượng là khá khó. Hiện tại, các nước trên thế giới đang kỳ vọng Trung Quốc không nhất thiết phải đưa ra giải pháp tài chính cho Evergrande, mà có một cơ quan nào đó sẽ đứng ra làm cầu nối để các chủ nợ cùng ngồi lại bàn bạc để hiểu rõ về tình trạng của Evergrande.

"Theo tôi biết, khối lượng tài sản của Evergrande rất lớn. Số nợ 300 tỷ USD không phải là áp lực quá lớn so với tổng tài sản của họ.

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/chu-tich-clb-bat-dong-san-viet-nam-bom-no-evergrande-khong-anh-huong-tham-chi-con-co-loi-cho-viet-nam-20210927172457833.htm

Giá heo hơi rơi từ đỉnh xuống đáy, TP HCM sẽ thiếu thịt heo vào dịp Tết?

Giá heo hơi chạm đáy 2 năm, TP HCM sẽ thiếu cục bộ vào dịp Tết

Kể từ tháng 7, nhiều tỉnh, thành lớn trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 khiến nhu cầu tiêu thụ thịt heo giảm mạnh, kéo giá heo hơi chạm đáy 2 năm.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-heo-hoi-80.htm

Đến cuối tháng 9, nhiều địa phương đã nới lỏng giãn cách xã hội nhưng giá heo hơi vẫn rất thấp so với năm 2020.

Theo khảo sát ngày 27/9, giá heo hơi 3 miền dao động 43.000 – 53.000 đồng/kg, giảm 20 – 30% so với tháng 7 và giảm một nửa so với tháng 5/2020, thời kỳ giá heo hơi chạm mốc gần 100.000 đồng/kg.

Giá heo hơi rơi từ đỉnh xuống đáy, TP HCM sẽ thiếu thịt heo vào dịp Tết - Ảnh 1.

Giá heo hơi 3 miền rơi từ đỉnh xuống đáy trong 2 năm. (Đồ họa: Hoàng Anh)

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết dù các địa phương nới lỏng nhưng các nhà hàng, quán ăn, trường học, bếp ăn tập thể vẫn chưa hoạt động trở lại trong khi đây là điểm tiêu thụ thịt lợn lớn ở các thành phố lớn. Do đó, giá heo hơi vẫn ở mức thấp.

"Bên cạnh đó, đầu ra bị "tắc" trong suốt 2 tháng qua khiến lượng heo trên 120kg tồn đọng khoảng 30% kéo giá heo hơi giảm sâu. Trong đó, miền Bắc, miền Nam chịu ảnh hưởng nặng nề hơn, còn giá heo miền Trung vẫn cao hơn 2.000 – 4.000 đồng/kg", ông Trọng nói.

Thời điểm này, người nuôi cần tái đàn gấp để chuẩn bị nguồn cung thịt lợn cho dịp Tết Nguyên đán. Nếu bước vào tháng 10 âm, người dân mới tái đàn thì có thể đến cuối năm có thể bán non khi heo đạt 70 – 80 kg vì nhu cầu Tết tăng 10 – 15%.

Khó khăn nhất vẫn ở TP HCM vì địa phương này chỉ chủ động được 5% thịt, phụ thuộc hoàn toàn vào các tỉnh lân cận. Do đó, nguy cơ TP HCM sẽ thiếu thịt heo cục bộ vào dịp Tết và giá heo hơi sẽ tăng trong thời gian ngắn.

Cũng theo đại diện Cục Chăn nuôi, hiện nay vấn đề vận chuyển, lưu thông không phải là vấn đề đáng ngại, song nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp khiến giá heo quá lứa trượt dốc trong thời gian này. Điều cần giải quyết sớm là tiêu thụ heo quá lứa để người dân tái đàn, đáp ứng nguồn cung cho Tết Nguyên đán.

Người nuôi lỗ tiền tỷ

Việc xuất chuồng heo quá lứa cũng cần thời gian, không thể ngày một ngày hai vì hoạt động kinh tế ở các địa phương vẫn chưa khôi phục hoàn toàn.

Heo đến tuổi không thể xuất chuồng, người nuôi phải tiêu tốn tiền triệu mỗi ngày nuôi cầm cự, cũng không đủ vốn và diện tích chuồng để tái đàn.

Người nuôi bỏ cuộc chơi khiến heo giống cũng tồn lại, buộc các trang trại sản xuất giống phải chuyển sang nuôi thương phẩm trong tâm trạng nơm nớp lo sợ.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-heo-hoi-roi-tu-dinh-xuong-day-tp-hcm-se-thieu-thit-heo-vao-dip-tet-20210928075836468.htm

DIC Corp tất bật gọi vốn cho các dự án Long Tân, Bắc Vũng Tàu có tổng mức đầu tư cả tỷ USD

 Vừa huy động thành công 1.000 tỷ đồng từ HDBank qua phát hành trái phiếu, DIC Corp lập tức lên kế hoạch cho đợt huy động khác với số vốn 2.500 tỷ đồng. Mục tiêu là tăng vốn hoạt động của doanh nghiệp và đổ vào dự án Khu đô thị du lịch Long Tân.

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán: DIG) vừa công bố huy động thành công 1.000 tỷ đồng từ Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank) thông qua kênh trái phiếu.

Cụ thể, Chứng khoán HDB (HDBS) đã thu xếp cho DIC Corp phát hành 10.000 trái phiếu không chuyển đổi và có tài sản đảm bảo. Mỗi trái phiếu có mệnh giá 100 triệu đồng/tp, kỳ hạn 36 tháng, đáo hạn vào ngày 16/9/2024.

Lãi suất phát hành thực tế là 11%/năm, trả lãi định kỳ 6 tháng/lần, gốc trái phiếu sẽ được trả vào ngày đáo hạn. Số trái phiếu này được đảm bảo bằng cổ phiếu DIG và toàn bộ lợi tức, cổ tức phát sinh từ số lượng cổ phiếu thế chấp tại HDBank.

Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành này sẽ được dùng để bổ sung vốn hoạt động kinh doanh của DIC Corp.

Ngoài ra, toàn bộ tài sản, quyền tài sản và các quyền lợi hiện hữu, phát sinh từ việc đầu tư, phát triển, khai thác, tiêu thụ sản phẩm tại dự án Khu đô thị du lịch Long Tân (tỉnh Đồng Nai).

Ngoài ra doanh nghiệp còn cho biết sắp tới sẽ tiến hành một đợt huy động vốn khác từ trái phiếu với tổng giá trị 2.500 tỷ đồng để rót vào dự án Long Tân nói trên.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/dic-corp-tat-bat-goi-von-cho-cac-du-an-long-tan-bac-vung-tau-co-tong-muc-dau-tu-ca-ty-usd-20210927224539881.htm

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

Đấu giá đất ở Bắc Giang: Cùng địa điểm, có lô chênh lệch hàng tỷ đồng, lô không ai trả giá

  Sau khi kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, hoạt động đấu giá đất tại Bắc Giang bắt đầu sôi động trở lại. Các phiên đấu giá đất ghi nhận số tiền tăng hàng chục tỷ đồng, tuy nhiên cũng có nhiều lô không có người trả giá.

Ngày 26/9, Công ty Đấu giá hợp danh DHL phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất và Quản lý trật tự giao thông, xây dựng, môi trường huyện Yên Thế tổ chức đấu giá quyền sử dụng 74 lô đất ở tại thị trấn Phồn Xương, thông tin từ báo Bắc Giang.

Tổng diện tích 74 lô đất hơn 10.000 m2 với giá khởi điểm hơn 185 tỷ đồng, đặt cọc trước từ 100 đến 270 triệu đồng.

Kết quả, 54 lô trúng đấu giá với tổng giá trị gần 158,5 tỷ đồng, chênh lên 31,7 tỷ đồng. 20 lô không có người trả giá.

Một số lô có giá trúng cao như lô LK1.1, diện tích hơn 130 m2, hai mặt tiền, giáp quốc lộ 17, giá khởi điểm gần 4 tỷ đồng, giá trúng gần 8,7 tỷ đồng; lô LK1.2 giá khởi điểm hơn 3,8 tỷ đồng, giá trả hơn 7,5 tỷ đồng; lô LK1.3, giá khởi điểm hơn 3,9 tỷ đồng, giá trúng hơn 6,7 tỷ đồng…

Theo đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất và Quản lý trật tự giao thông, xây dựng, môi trường huyện Yên Thế, 20 lô đất còn lại sẽ tổ chức đấu giá vào dịp khác. 

Cùng ngày, trên địa bàn tỉnh đã diễn ra buổi đấu giá đất ở thuộc dãy LK11, khu dân cư Yên Ninh, thị trấn Nếnh.

Còn tiếp...

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

Giá tiêu nối tiếp đà tăng nhờ doanh nghiệp thu mua trở lại

Cục Xuất nhập khẩu cho biết doanh nghiệp đã bắt đầu thu mua trở lại để chuẩn bị nguồn hàng để giao cho đối tác nước ngoài. Do đó, dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ khả quan hơn.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ho-tieu-hat-tieu-39.htm

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), lệnh giãn cách xã hội đang dần được nới lỏng, doanh nghiệp tăng thu mua để đảm bảo đủ nguồn cung hạt tiêu xuất khẩu, giá tiếp tục tăng lên mức cao.

Những ngày giữa tháng 9, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa tăng từ 2 – 2,7% so với ngày 30/8, lên mức 76.000 – 80.000 đồng/kg. Giá hạt tiêu trắng ở mức 119.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg (tương đương mức tăng 1,7%) so với cuối tháng 8 và tăng mạnh 77% so với cùng kỳ năm 2020.

Giá tiêu cuối năm trụ vững mức 80.000 đồng/kg, nông dân đừng giẫm lên vết xe đổ - Ảnh 1.

Ảnh: PasGo

Cục Xuất nhập khẩu cho biết doanh nghiệp đã bắt đầu thu mua trở lại để chuẩn bị nguồn hàng để giao cho đối tác nước ngoài. Do đó, dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ khả quan hơn.

Trước đó, việc sản xuất, tiêu thụ tiêu giảm sút do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng được yêu cầu "3 tại chỗ". Theo đó, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tháng 8 đạt 17,6 nghìn tấn, trị giá 66,5 triệu USD, giảm 33% về lượng và giảm 30,1% về trị giá so với tháng 7/2021, theo số liệu Tổng Cục Hải quan. 

Còn tiếp...

Tham gia: https://vietnambiz.vn/gia-tieu-noi-tiep-da-tang-nho-doanh-nghiep-thu-mua-tro-lai-20210925081211471.htm

Giá xăng dầu có thể tăng vào ngày mai?

Theo Bộ Công Thương, giá xăng thành phẩm trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 20/9 tăng so với kỳ tính giá trước đó (ngày 10/9).

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/xang-dau-181.htm

Theo đó, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 trung bình là 81,56 USD/thùng, chu kỳ trước là 79,52 USD/thùng.

Còn giá xăng RON 95 là 83,43 USD/thùng, kỳ trước là 81,48 USD/thùng. Như vậy, giá xăng RON 92 và giá xăng RON 95 ở chu kỳ này đều tăng khoảng 3% so với kỳ trước.

Tương tự, giá dầu trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 20/9 cũng tăng so với kỳ tính giá trước đó. Trong đó, dầu thô có ngày đạt 80,37 USD/thùng (mức cao nhất trong vòng gần 3 tháng qua).

Giá xăng dầu có thể tăng vào ngày mai? - Ảnh 1.

Giá xăng dầu bán lẻ tại Singapore (Nguồn: Bộ Công Thương)

Theo Vietnamnet, các chuyên gia nhận định rằng giá xăng thế giới những ngày qua có xu hướng tăng nên giá xăng trong nước ở phiên điều chỉnh giá ngày mai (25/9) cũng sẽ tăng theo giá xăng thế giới.

Theo dự đoán, ở kỳ điều hành ngày 25/9, nếu không tác động đến Quỹ bình ổn giá (BOG), giá xăng E5 RON 92 có khả năng tăng 370 đồng/lít, còn giá xăng RON 95 sẽ tăng 460 đồng/lít.

Còn giá bán đối với mặt hàng dầu cũng sẽ tăng. Trong đó, dầu hỏa được dự đoán tăng khoảng 380 đồng/lít và dầu mazut tăng 550 đồng/kg, còn mặt hàng dầu diesel có thể sẽ tăng 400 đồng/lít.

Nếu đúng như dự báo, giá các mặt hàng xăng trong nước vào phiên điều chỉnh giá ngày mai sẽ có lần tăng thứ hai liên tiếp.

Ở chiều ngược lại, nếu cơ quan quản lý giảm trích lập hoặc tăng chi Quỹ BOG, giá xăng, dầu trong nước ở phiên điều chỉnh giá ngày mai có thể tăng nhẹ.

Nhưng các chuyên gia không nghiêng về phương án này bởi mức chi Quỹ BOG xăng dầu đang khá cao.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-xang-dau-co-the-tang-vao-ngay-mai-20210924083525299.htm

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

Trung Quốc săn lùng mua khí LNG, đẩy căng thẳng nguồn cung khí đốt càng leo thang

Trung Quốc đang đẩy mạnh mua khí gas hóa lỏng (LNG) để phục vụ trong mùa đông. Điều này càng đẩy tình trạng khan hiếm nguồn cung trên toàn cầu lên mức cao hơn.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/khi-dot-61.htm

Theo Bloomberg, Trung Quốc đang vật lộn để xoay xở đủ nguồn cung than cho các nhà máy và các hộ gia đình. 

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể phải đối mặt với viễn cảnh khủng hoảng năng lượng tương tự như sự hỗn loạn đang xảy ra tại Châu Âu. Điều này đã thúc đẩy một số gã khổng lồ năng lượng của quốc gia này như Sinopec (thuộc sở hữu nhà nước), tìm đến thị trường LNG giao ngay để đặt hàng để chuẩn bị cho mùa đông.

Giá khí đốt tự nhiên từ châu Âu đến châu Á đạt mức cao kỷ lục do sự phục hồi kinh tế sau đại dịch và nguồn cung hạn chế. 

Tình hình vốn đang căng thẳng do sự thèm muốn vô hạn của Trung Quốc đối với LNG để thúc đẩy phục hồi nền kinh tế. Đồng thời nước này được dự đoán sẽ vượt Nhật Bản, trở thành quốc gia nhập khẩu nhiên liệu lớn nhất thế giới trong năm nay.

Trung Quốc săn lùng mua khí LNG, đẩy căng thẳng nguồn cung khí đốt càng leo thang - Ảnh 1.

Trung Quốc được dự đoán sẽ vượt Nhật Bản, trở thành quốc gia nhập khẩu nhiên liệu lớn nhất thế giới trong năm nay. (Nguồn: Bloomberg)

Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu LNG của Trung Quốc đã tạm ngừng mua giao ngay khi giá bắt đầu tăng trong mùa hè và cho rằng giá sẽ giảm. Tuy nhiên, điều đó không xảy ra và hiện các công ty này đã phải quay trở lại cuộc chơi với giá LNG đã tăng một quãng dài. 

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/trung-quoc-san-lung-mua-khi-lng-day-cang-thang-nguon-cung-khi-dot-cang-leo-thang-20210923114347167.htm

Giá xăng dầu hôm nay 23/9: Giá dầu tiếp tục đà tăng do hàng tồn kho giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 23/9, giá dầu trong phiên giao sáng nay vẫn đang duy trì đà tăng nhờ vào số hàng tồn kho giảm mạnh khi nhu cầu tiêu thụ bắt đầu phục hồi.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-23-9-gia-dau-tiep-tuc-da-tang-do-hang-ton-kho-giam-manh-20210923084852529.htm

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 23/9 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 11/2021): 72,3 USD/thùng - tăng 86 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 11/2021): 76,3 USD/thùng - tăng 85 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 1/2022): 44,750 JPY/thùng - giảm 100 JPY so với phiên ngày hôm qua



Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h30 ngày 23/9/2021

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 1/2022

Tokyo

44,750

-0,11

JPY/thùng

 

Giá dầu Brent

Giao tháng 11/2021

ICE

76,3

0,61

USD/thùng

 

Dầu Thô WTI

Giao tháng 11/2021

Nymex

72,3

0,22

USD/thùng


Bảng giá xăng dầu: https://vietnammoi.vn/chu-de/gia-xang-dau-hom-nay-242.htm

Giá dầu tăng hơn 1 USD vào thứ Tư sau khi dự trữ dầu thô của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm do hoạt động lọc dầu phục hồi sau những cơn bão gần đây.

Bất chấp những chao đảo gần đây từ các số liệu kinh tế Mỹ, nhu cầu nhiên liệu tổng thể đã phục hồi trở lại mức trước đại dịch. Sản phẩm được cung cấp trong bốn tuần qua đã đạt gần 21 triệu thùng mỗi ngày, gần bằng so với mức đỉnh của năm 2019.

Dự trữ dầu thô của Mỹ tuần trước giảm 3,5 triệu thùng xuống 414 triệu thùng, thấp nhất kể từ tháng 10/2018, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết hôm thứ Tư.

Giá dầu thô WTI của Mỹ đạt 1,74 USD tương đương 2,47% cao hơn ở mức 72,23 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giao sau tăng 1,54 USD tương đương 2% lên 75,89 USD/thùng.

Các cơ sở khai thác dầu ở Vịnh Mexico tiếp tục quay trở lại sản xuất, với sản lượng hàng tuần tăng 500.000 thùng/ngày trong tuần gần đây nhất lên 10,6 triệu thùng/ngày, EIA cho biết.

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

OPEC+ chật vật bơm đủ dầu để đáp ứng nhu cầu thế giới

Nguồn: https://vietnambiz.vn/opec-chat-vat-bom-du-dau-de-dap-ung-nhu-cau-the-gioi-20210922110613747.htm

OPEC và các nước đồng minh (OPEC+) đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng đủ nhu cầu trong bối cảnh thế giới đang phục hồi trở lại sau đại dịch. Điều này dẫn đến nguy cơ tạo thêm áp lực cho giá dầu thô.

Theo Reuters, nhiều thành viên thuộc tổ chức OPEC+ như Nigeria, Angola và Kazakhstan nhiều tháng qua đã phải vật lộn để nâng sản lượng do khối lượng công việc bảo dưỡng quá lớn sau thời gian dài bị trì hoãn bởi đại dịch COVID-19 và nhiều hạng mục vẫn thiếu nguồn vốn đầu tư.


Gian lận và sản xuất vượt sản lượng đã cam kết vốn là những vấn đề mà OPEC+ khi thực hiện siết chặt nguồn cung. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi trong những năm gần đây do dòng vốn đầu tư chảy vào lĩnh vực năng lượng tái tạo như một phần của quá trình chuyển đổi năng lượng.


Bất chấp sự gia tăng của năng lượng tái tại, thế giới vẫn đang tiêu thụ lượng dầu thô kỷ lục, điều này sẽ thêm áp lực lên Arab Saudi và các nhà sản xuất khu vực vùng Vịnh trong việc bơm thêm dầu trong những năm tới. 


Hôm 21/9, hai nguồn tin OPEC+ cho biết mức độ tuân thủ cam kết giảm sản lượng đã tăng lên 116% trong tháng 8 so với mức 109% hồi tháng 7.


Việc một số thành viên không thể nâng sản lượng lên mức đã thỏa thuận cho thấy khoảng trống trong nguồn cung có thể nới rộng. Điều này đồng nghĩa gánh nặng đè lên các nước đứng đầu như Arab Saudi ngày càng lớn nếu nhu cầu phục hồi lại bằng với mức trước đại dịch vào quý II/2022. 


Hồi đầu tháng 9, OPEC+ nhất trí nâng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày. 


Dữ liệu sản xất trong tháng 8 cho thấy Nigeria, Angola và Kazakhstan là các quốc gia có sản lượng dưới mức cam kết. 


Việc thiếu đầu tư, thăm dò mỏ dầu và sự rút lui của một số công ty khai thác dầu mỏ đã cản trở nỗ lực của Angola và Nigeria.  Còn với Kazakhstan, sản lượng giảm chủ yếu do mỏ dầu lớn nhất nước này là Tengiz vẫn đang trong quá trình bảo trì kéo dài từ tháng 8 đến nay. 


Ủy ban kỹ thuật hỗn hợp OPEC + (JTC), cơ quan đánh giá các nguyên tắc cơ bản của thị trường, dự kiến họp vào ngày 29/9 trước cuộc họp ngày 4/10 của bộ trưởng năng lượng của các nước.


Bộ trưởng dầu mỏ Irap Abdul Jabar cho rằng OPEC+ sẽ duy trì thỏa thuận về sản lượng hiện tại nếu giá vẫn duy trì ổn định.


Quan điểm này được lặp lại bởi Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei rằng việc thay đổi thỏa thuận hiện tại là điều không cần thiết. 


 Xem thêm: https://vietnambiz.vn/gia-xang-dau.html

Hé lộ mánh khóe doanh nghiệp nhập khẩu điều mượn đường Campuchia trốn thuế

 Nguồn: https://vietnambiz.vn/he-lo-manh-khoe-doanh-nghiep-nhap-khau-dieu-muon-duong-campuchia-tron-thue-20210922103624816.htm

8 tháng đầu năm, nhập khẩu điều từ Campuchia đạt gần 1,1 triệu tấn, tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trước việc nhập khẩu điều tăng bất thường, Cục Kiểm tra sau thông quan tiến hành xác minh và hé lộ mánh khóe mượn đường Campuchia né thuế.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu điều trong tháng 8 đạt 230 nghìn tấn, giá trị hơn 292 triệu USD, giảm 30% về lượng và giảm 35% về giá trị so với tháng 7.


Lũy kế 8 tháng đầu năm, nhập khẩu điều đạt 2,2 triệu tấn, tương đương giá trị 3,3 tỷ USD, tăng 2,3 lần về lượng và tăng 2,7 lần về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020.


Đáng chú ý, 8 tháng đầu năm, nhập khẩu điều từ Campuchia đạt gần 1,1 triệu tấn, tương đương 1,8 tỷ USD, tăng hơn 5 lần về lượng, tăng 7 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 48% tổng lượng nhập khẩu điều của cả nước.


Bên cạnh đó, trong 8 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu điều chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Campuchia sang Việt Nam.


Hé lộ mánh khóe doanh nghiệp nhập khẩu điều mượn đường Campuchia trốn thuế - Ảnh 1.

Nguồn: Hoàng Anh tổng hợp từ Tổng cục Hải quan.


Trước thực trạng nhập khẩu điều tăng bất thường, đặc biệt từ thị trường Campuchia, Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) tiến hành kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm tại tỉnh Bình Phước, "thủ phủ" về trồng, nhập khẩu, chế biến, xuất khẩu điều của Việt Nam.


Trao đổi với Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Tiến Lộc, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan cho biết đến đầu tháng 9, Cục đã kiểm tra 18/20 doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, 2 doanh nghiệp chưa kiểm tra do lãnh đạo đang cách ly tại TP HCM.


Cục đưa ra kết luận có 2 doanh nghiệp có hành vi gian lận về xuất xứ hạt điều thuần túy Việt Nam.Theo yêu cầu quy tắc xuất xứ thuần túy đối với điều nhân xuất khẩu của Việt Nam, tức là 100% nguồn điều thô nguyên liệu có xuất xứ từ thị trường trong nước.


Hạt điều nhập khẩu theo loại hình kinh doanh từ ASEAN có thuế nhập khẩu 0%, trong khi nhập từ thị trường ngoài ASEAN có thuế 5%. Đây là một cơ sở để có thể đặt nghi vấn các doanh nghiệp “mượn” đường Campuchia để trốn thuế nhập khẩu mặt hàng này.


Tuy nhiên, khi kiểm tra, cơ quan Hải quan phát hiện doanh nghiệp cung cấp hồ sơ giấy tờ cho cơ quan chức năng cấp C/O không đúng với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.


Cơ quan Hải quan sẽ xem xét xử lý 2 công ty về hành vi vi phạm xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu.


Ngoài ra, có 4 doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất xuất khẩu có nghi vấn bán tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, khi cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra, doanh nghiệp không có trụ sở, không còn hoạt động sản xuất tại địa điểm đăng ký kinh doanh.


Do không có điều kiện kiểm tra, xác minh làm rõ nghi vấn nên Cục Kiểm tra sau thông quan đã chuyển thông tin về 4 doanh nghiệp này (theo nguồn tin tố giác tội phạm) đến Công an tỉnh Bình Phước để tiếp tục làm rõ dấu hiệu vi phạm bán tiêu thụ nội địa.


Đáng chú ý, Cục Kiểm tra sau thông quan đang trao đổi với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét các dấu hiệu vi phạm để tiến hành khởi tố đối với 1 doanh nghiệp.


Cục đã bàn giao một số cục hải quan địa phương tiến hành kiểm tra sau thông quan đối với 34 doanh nghiệp khác.


Đồng thời, chuyển danh sách 280 doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để các các cục hải quan địa phương nghiên cứu, xây dựng kế hoạch kiểm tra theo quy định.


Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, Cục dự kiến tăng cường kiểm tra sau thông quan đối với hạt điều tại tỉnh Bình Phước và một số thủ phủ hạt điều khác.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/gia-dieu.html

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (phần 4)

 Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 1.

Xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

10. Khu đất từ đường Tân Triều mới đến Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Tân Triều, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất từ đường Tân Triều mới đến Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá với diện tích khoảng 8.932,960 m2, dài khoảng 420 m.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Tân Triều. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...