Trang

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

Những 'tay chơi' M&A nổi lên thị trường địa ốc Hà Nội 10 năm qua

 Trong cuộc đua thâu tóm quỹ đất tại Hà Nội của doanh nghiệp 10 năm qua, hàng loạt thương vụ M&A đình đám đã diễn ra gắn với những tên tuổi như hệ sinh thái Vingroup, Tập đoàn T&T, Tập đoàn BRG, Gelex, Taseco, Masterise Group...


Đối với các doanh nghiệp bất động sản, việc săn tìm dự án và mở rộng quỹ đất là yếu tố then chốt trong quá trình phát triển. Do đó, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) luôn được xem là một trong những công cụ hữu hiệu và nhanh nhất giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường, lấy được quỹ đất.

Nhìn lại hơn một thập niên của thị trường BĐS Hà Nội, hàng loạt thương vụ M&A đình đám đã diễn ra gắn với tên tuổi nhiều doanh nghiệp trong ngành.

Tập đoàn Vingroup là một trong những ông lớn sở hữu quỹ đất khủng nhất hiện nay tại Hà Nội, riêng công ty con Vinhomes đang nắm khoảng 3.280 ha đất thủ đô, theo một báo cáo của VCSC. Lượng quỹ đất khủng của nhóm Vingroup được đóng góp không nhỏ bởi các thương vụ M&A mà tập đoàn thực hiện trong nhiều năm qua.

Gần nhất vào đầu năm 2020, Vingroup đã hoàn tất sáp nhập CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng (SDI) thông qua phát hành gần 14 triệu cổ phiếu VIC để hoán đổi lấy gần 12,6 triệu cổ phiếu SDI của 684 cổ đông. Như vậy Vingroup đã nâng tỷ lệ sở hữu tại SDI từ 51% lên 100% sau 10 năm đầu tư cho đơn vị này.

SDI được biết đến là chủ đầu tư trực tiếp dự án Vinhomes Riverside Long Biên tại cửa ngõ phía đông Hà Nội với quy mô hơn 183 ha. Dự án được chia làm ba giai đoạn, quy hoạch theo mô hình "thành phố ven sông".

Dự án Vinhomes Riverside Long Biên. (Ảnh: Vinhomes).

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Đà Nẵng sẽ xây KĐT sinh thái tại khu vực quy hoạch Ga đường sắt Liên Chiểu

Khu vực quy hoạch ga đường sắt cũ thuộc quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng chậm quy hoạch hàng chục năm hiện nay đã có chủ trương đầu tư chỉnh trang đô thị, xử lý bãi rác cũ quanh khu vực để xây dựng khu đô thị sinh thái.

Theo Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng, Tổ đại biểu HĐND thành phố đơn vị quận Liên Chiểu vừa có buổi tiếp xúc cử tri phường Hoà Minh.

Tại buổi làm việc, cử tri cho biết dự án ga đường sắt đã quy hoạch 18 - 19 năm nhưng không triển khai, cơ sở hạ tầng, nhà cửa của nhân dân trong khu vực quy hoạch dự án xuống cấp nhiều năm không được phép tu sửa, nâng cấp gây khó khăn rất lớn cho cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Vì vậy, cử tri đề nghị thành phố sớm có chủ trương về việc triển khai dự án để tháo gỡ khó khăn cho nhân dân khu vực này. 

Trả lời vấn đề này, Phó Chủ tịch Trần Phước Sơn cho biết, thành phố đã có chủ trương xây dựng ga đường sắt trên địa bàn huyện Hoà Vang.

Đà Nẵng sẽ xây KĐT sinh thái tại khu vực quy hoạch Ga đường sắt Liên Chiểu - Ảnh 1.

(Ảnh: UBND TP Đà Nẵng).

5 tòa nhà cao nhất Hà Nội hình thành 10 năm qua

  Trong 10 năm qua, Hà Nội có nhiều tòa nhà cao tầng như Keangnam Landmark Tower, Lotte Center, Techno Park Tower, Discovery Complex A và HPC Landmark 105.

Quy hoạch Hà Nội 10 năm nhìn lại - Bài 13: 5 tòa nhà cao nhất Hà Nội hình thành 10 năm qua - Ảnh 2.
Top 5 tòa nhà cao nhất Hà Nội hình thành trong 10 năm qua - Ảnh 2.

Toà Keangnam trên đường Phạm Hùng có chiều cao 346 m với 72 tầng. Tòa nhà này từng giữ kỷ lục cao nhất Việt Nam cho đến khi Lanmark 81 (TP HCM) được xây dựng với chiều cao 461,5 m. Trong ảnh: Tòa Keangnam nhìn từ đường Láng với chiều cao vượt trội các tòa trong khu vực.

Top 5 tòa nhà cao nhất Hà Nội hình thành trong 10 năm qua - Ảnh 3.

Nhìn từ "rừng" chung cư ở Thanh Xuân, tòa Keangnam vẫn nổi trội hơn hẳn.

Top 5 tòa nhà cao nhất Hà Nội hình thành trong 10 năm qua - Ảnh 4.

Hiện tại Keangnam 72 vẫn giữ vững vị trí tòa nhà cao nhất Hà Nội.

Còn tiếp...

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

Ông chủ TTTM tại TP Thủ Đức gọi vốn cho dự án Thác Bạc Long Cung ở Hòa Bình

Khu du lịch Thác Bạc Long Cung ở Kim Bôi, Hòa Bình từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận hơn 1.100 tỷ đồng từ kênh trái phiếu.


Khu du lịch sinh thái Thác Bạc Long Cung nằm tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, Hòa Bình, cách TP Hòa Bình hơn 20 km và cách Hà Nội 70 km, được giới thiệu là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp với tâm linh, theo Báo Hòa Bình.

Cuối tháng 6 vừa qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa có nghị quyết phê duyệt chủ trương cho phép chuyển mục đích hơn 38 ha đất rừng sản xuất tại Xóm Củ, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi để thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Thác Bạc Long Cung.

Về chủ đầu tư dự án, CTCP Đại Lâm được thành lập ngày 1/8/2002, có trụ sở chính tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, chuyên kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày gồm khách sạn, biệt thự, nhà nghỉ. Tính đến tháng 1/2021, vốn điều lệ của Đại Lâm là 500 tỷ đồng.

Ông chủ TTTM tại TP Thủ Đức gọi vốn cho dự án Thác Bạc Long Cung ở Hòa Bình - Ảnh 1.

Trung tâm thương mại Cantavil Premier trên Xa Lộ Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Huy).

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

Giá xăng dầu hôm nay 26/11: Giá dầu giảm trở lại hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 26/11, giá dầu trong phiên giao sáng nay giảm trở lại sau phiên tăng hôm qua do chờ đợi OPEC + quyết định về việc Mỹ giải phóng dầu thô ra thị trường.

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-26-11-gia-dau-giam-tro-lai-hon-1-20211126083313502.htm

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 26/11 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 1/2022): 77,1 USD/thùng - giảm 69 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 1/2022): 81,4 USD/thùng - giảm 76 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 1/2022): 52,000 JPY/thùng - tăng 100 JPY so với phiên ngày hôm qua



Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 1/2022

Tokyo

52,000

0,56

JPY/thùng

 

Giá dầu Brent

Giao tháng 1/2022

ICE

81,4

-1,15

USD/thùng

 

Dầu Thô WTI

Giao tháng 1/2022

Nymex

77,1

-1,62

USD/thùng


Giá dầu giảm vào thứ Năm trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi xem các nhà sản xuất lớn phản ứng như thế nào trước việc các nước tiêu thụ lớn phát hành dầu thô khẩn cấp nhằm hạ nhiệt thị trường, ngay cả khi dữ liệu cho thấy nhu cầu nhiên liệu tốt của Mỹ.

Giá dầu thô giao WTI của Mỹ giảm 9 cent, tương đương 0,1%, xuống 78,30 USD/thùng vào lúc 0h201 GMT, kéo dài mức lỗ 11 cent vào thứ Tư. giá dầu thô Brent giao sau giảm 5 cent xuống 82,20 USD/thùng, sau khi mất 6 cent vào thứ Tư.

Các nhà phân tích cho biết dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ hôm thứ Tư cho thấy dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất giảm nhiều hơn dự kiến ngay cả khi các kho dự trữ dầu thô tăng cho thấy thị trường cần thêm dầu thô.

Mỹ đã bổ sung thêm 400.000 thùng mỗi ngày nguồn cung mỗi tháng để giải quyết tình trạng cắt giảm sản lượng kỷ lục được thực hiện vào năm ngoái khi đại dịch hạn chế nhu cầu.

Nguồn tin nói với Reuters rằng OPEC + không thảo luận về việc tạm dừng tăng sản lượng dầu của mình, bất chấp quyết định của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước khác giải phóng kho dự trữ dầu khẩn cấp.
Bảng giá xăng dầu hôm nay: https://vietnammoi.vn/chu-de/gia-xang-dau-hom-nay-242.htm

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

'Tay chơi mới' có liên hệ với CapitalLand và Masterise Group sắp mở ra cơ hội tái sinh cho toà tháp triệu USD giữa lòng Sài Gòn?

Sau một thập kỷ bị coi như “xác khô” giữa lòng Sài Gòn, sự xuất hiện của doanh nghiệp mới tại dự án Saigon One Tower khiến thị trường một lần nữa kỳ vọng vào cơ hội hồi sinh của toà tháp triệu USD. "Tay chơi mới" này có mối liên hệ đến hai tên tuổi khá lớn trên thị trường bất động sản là CapitalLand và Masterise Group.

Tọa lạc ngay trên khu đất vàng tại góc đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng, quận 1 bên cạnh sông Sài Gòn, dự án Saigon One Tower từng được kỳ vọng sẽ trở thành một biểu tượng mới của Sài Gòn với độ cao 41 tầng.

Saigon One Tower có tên gọi cũ là Cao ốc Sài Gòn M&C, được khởi công xây dựng vào quý IV/2008 với tổng mức đầu tư 256 triệu USD, tương đương khoảng 5.000 tỷ đồng, trên khu đất có diện tích 6.672 m2.

Chuyển động mới tại dự án Saigon One Tower, danh tính ông lớn đằng sau dần được hé lộ - Ảnh 1.

Phối cảnh cũ của dự án Saigon One Tower. (Nguồn: charmvit-tower.com).

Tại thời điểm khởi công, dự án được dự báo sẽ trở thành tòa nhà cao thứ ba Sài Gòn, chỉ sau Bitexco Financial Tower (68 tầng) và The One (55 tầng), trước khi Landmark 81 của Vingroup xuất hiện vào năm 2019.

Tuy nhiên vào cuối năm 2011, khi tiến độ dự án đã được khoảng 80% thì bất ngờ ngừng thi công do các nhà đầu tư không còn khả năng tài chính để xây tiếp. Trong 10 năm kể từ khi ngừng thi công, dự án từng được kỳ vọng dần hoang hoá và trở thành toà "xác khô" giữa lòng thành phố Sài Gòn.

Chuyển động mới tại dự án Saigon One Tower, danh tính ông lớn đằng sau dần được hé lộ - Ảnh 2.

Dự án Saigon One Tower nằm ngay cạnh tòa nhà Bitexco giữa lòng Sài Gòn. (Ảnh: Minh Hiền).

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

Dự án gần 1.200 tỷ đồng tại Phú Thọ sắp về tay nhóm Bách Việt (BV Group)

 Dự án khu nhà ở tại huyện Thanh Ba, Phú Thọ với tổng mức đầu tư gần 1.200 tỷ đồng đã được hoàn thành mở thầu với duy nhất một nhà đầu tư tham gia là liên danh Tập đoàn Bách Việt (BV Group) cùng hai đơn vị thành viên.

Dự án gần 1.200 tỷ đồng tại Phú Thọ sắp về tay nhóm Bách Việt - Ảnh 1.

Một góc thị trấn Thanh Ba. (Ảnh: Báo Phú Thọ).

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ vừa hoàn thành mở thầu cho dự án Khu nhà ở đô thị Thanh Ba, trong đó chỉ có một nhà đầu tư đăng ký tham gia là liên danh CTCP Tập đoàn Bách Việt (BV Group) cùng hai công ty con là CTCP BV Land và CTCP Đầu tư Xây dựng Lilama (Lilama Invest).

Dự án được nhắc đến có vị trí tại thị trấn Thanh Ba và xã Đồng Xuân, huyện Thanh Ba với quy mô gần 23 ha, tổng mức đầu tư hơn 1.180 tỷ đồng.

Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm đối với đất thương mại, dịch vụ; lâu dài đối với đất ở. Theo kế hoạch, từ quý III/2021 - quý III/2022, UBND tỉnh sẽ chấp thuận chủ trương đầu tư và tổ chức lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án.  

Đến giai đoạn từ quý IV/2022 - quý IV/2026, dự án sẽ được đầu tư xây dựng hoàn thành hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình kiến trúc; tổ chức nghiệm thu, bàn giao đưa các công trình vào sử dụng.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/du-an-gan-1200-ty-dong-tai-phu-tho-sap-ve-tay-nhom-bach-viet-bv-group-20211123174036739.htm

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 6)

  Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 6) - Ảnh 1.

Xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

16. Khu đất bên hông trường THCS Chu Văn An

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất bên hông trường THCS Chu Văn An với diện tích khoảng 16.158,800 m2, dài khoảng 620 m.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 6) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Tứ Hiệp. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (phần 6) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

Liên danh Tasco - Ngọc Sao Thủy làm khu dân cư thương mại 2.400 tỷ đồng tại TP Thanh Hóa

Ngày 22/11, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu dân cư và thương mại dịch vụ xã Quảng Phú (nay là phường Quảng Phú), TP Thanh Hóa.

Theo đó, quy mô dự án khoảng 39,69 ha; với tính chất khu dân cư kết hợp trường học, thương mại - dịch vụ tổng hợp, bãi đỗ xe.

Nhà đầu tư trúng thầu là liên danh Công ty TNHH Ngọc Sao Thủy - CTCP TASCO. Thời hạn và tiến độ thực hiện dự án không quá 54 tháng.

Tổng chi phí thực hiện dự án khoảng 2.404,7 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, GPMB là 151,7 tỷ đồng; chi phí thực hiện dự án là 2.256 tỷ đồng. 

Giá trị đề xuất nộp ngân sách nhà nước (độc lập với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà nhà đầu tư phải nộp theo quy định) là 59,4 tỷ đồng. 

Trước đó, tháng 4/2020, Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hoá đã có thông báo sơ tuyển nhà đầu tư thực hiện dự án Khu dân cư và thương mại dịch vụ xã Quảng Phú.

Liên danh Tasco - Ngọc Sao Thủy làm khu dân cư thương mại 2.400 tỷ đồng tại TP Thanh Hóa - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Truyền hình Thanh Hóa).

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/lien-danh-tasco-ngoc-sao-thuy-lam-khu-dan-cu-thuong-mai-2400-ty-dong-tai-tp-thanh-hoa-20211123150559201.htm

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Vincom Retail tập trung phát triển các TTTM lớn, tự tin duy trì hoạt động dù dịch kéo dài nhờ nguồn tiền mặt dồi dào

 Giai đoạn 2021 - 2026, Vincom Retail định hướng phát triển các TTTM lớn như Vincom Center, Vincom Mega Mall. Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp, doanh nghiệp cho biết có thể hoạt động bình thường ít nhất một năm từ nguồn tiền mặt dồi dào mà không cần tài chính bên ngoài.

Tập trung phát triển Vincom Center và Mega Mall tạo lợi thế dài hạn cho Vincom Retail

Giai đoạn năm 2010 - 2020, Vincom Retail thực hiện chiến lược mở rộng phạm vi phủ sóng TTTM, đảm bảo vị thế và quỹ đất thông qua loại hình Vincom Plaza, hướng đến khách hàng phổ thông ở những nơi có mật độ dân cư cao nằm ở ngoài trung tâm TP HCM, Hà Nội hay những vị trí đắc địa ở các tỉnh thành khác. 

Đến giai đoạn năm 2021 - 2026, theo kế hoạch của Ban lãnh đạo, trọng tâm phát triển sẽ là loại hình TTTM lớn như Vincom Center và Vincom Mega Mall. Doanh nghiệp muốn mở mới 27 Vincom Mega Mall và hai Vincom Center, nâng tổng số TTTM của hai loại hình này lên lần lượt là 31 và 9 TTTM. 

Vincom Mega Mall Smart City cũng sẽ mở cửa một số gian hàng thiết yếu từ quý IV/2021 và mở cửa hoàn toàn vào năm 2022. TTTM này có quy mô tổng diện tích sàn xây dựng 68.000 m2 và 49.000 m2 diện tích sàn sử dụng - được kỳ vọng sẽ tạo nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp.

Vincom Retail: Hoạt động bình thường bất chấp dịch bệnh nhờ tài chính dồi dào, tiếp kế hoạch mở mới TTTM - Ảnh 1.

Kế hoạch mở mới TTTM giai đoạn 2021 - 2026 của Vincom Retail. (Nguồn: Chứng khoán MBS).

Theo đánh giá của MBS, chiến lược trên của Vincom Retail sẽ mang lại triển vọng tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp bởi thị trường bán lẻ Việt Nam đã phát triển hơn do đó nhu cầu về TTTM lớn và tích hợp sẽ tăng lên. Ngoài ra, các TTTM lớn thu hút các thương hiệu quốc tế và khách thuê cố định có sức chống chịu tốt hơn với các gián đoạn như thời điểm dịch.

Bên cạnh đó, Vincom Retail đang có lợi thế rất lớn từ hệ sinh thái Vingroup và các dự án lớn vừa triển khai như TTTM Vincom Mega Mall Ocean Park (tháng 12/2020) hay sắp triển khai như VMM Smart City (kỳ vọng quý IV/2021), Vincom Plaza Mỹ Tho, Bạc Liêu, VMM Grand Park (kỳ vọng 2022). 

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/vincom-retail-tap-trung-phat-trien-cac-tttm-lon-tu-tin-duy-tri-hoat-dong-du-dich-keo-dai-nho-nguon-tien-mat-doi-dao-20211122002808423.htm

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021

Một thập kỷ làm cầu vượt sông của Hà Nội

  Trong 10 năm qua, đã có 6 cây cầu vượt sông mới được điền tên lên bản đồ của Hà Nội. Theo quy hoạch, thời gian tới Thủ đô sẽ đón thêm hàng chục cầu qua sông Hồng, sông Đuống và sông Đáy...

Yếu tố sông nước luôn gắn liền với sự phát triển của các đô thị lớn trên thế giới, như sông Seine ở Paris (Pháp) hay sông Thames ở London (Anh)...

Ở Việt Nam, công trình vượt sông để kết nối giữa các tỉnh, thành phố hoặc các khu vực có định hướng phát triển khác nhau là điều không thể thiếu trong quy hoạch hạ tầng giao thông. 

Thủ đô Hà Nội là nơi được bao bọc bởi hệ thống sông gồm sông Hồng, sông Tích, sông Đáy, sông Đuống, sông Tô Lịch… Trong đó, một số sông lớn phải kể đến là sông Hồng, sông Đuống và sông Đà.

Về sông Hồng, đây là con sông chính của Thủ đô, đoạn qua địa phận Hà Nội có chiều dài khoảng 120 km, bắt nguồn từ xã Phong Vân (huyện Ba Vì) đến hết xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên). Sông Hồng là ranh giới giữa các quận trung tâm ở bờ Tây (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng,…) với các quận, huyện ngoại thành ở bờ Đông (Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm).

Kế đến là sông Đuống, phân lưu của sông Hồng, tách ra từ xã Ngọc Thụy (Gia Lâm), đoạn chảy qua Hà Nội dài 17,5 km. Từ năm 2008, Hà Tây nhập về Hà Nội, Thủ đô lại có thêm khoảng 32 km dòng sông Đà chảy qua, là ranh giới ở cực tây Hà Nội...

10 năm – 6 cây cầu mới  

Trước năm 2010, việc di chuyển từ trung tâm Hà Nội qua sông Hồng phụ thuộc nhiều vào những cây cầu luống tuổi như Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì hay Thăng Long. Các cầu này cách nhau 6 – 10 km, do đó có ít phương án lưu thông giữa hai bên bờ.

Sau khi quy hoạch chung Hà Nội được phê duyệt vào năm 2011, từ đó đến nay, Thủ đô đã đón thêm nhiều cây cầu mới.

Cầu Nhật Tân là công trình hạ tầng điểm nhấn của Hà Nội suốt thập kỷ qua. (Ảnh tư liệu: Phi Hùng - Bùi Phong).

Còn tiếp...

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

Tập đoàn KCN Việt Nam đầu tư hai dự án tại DEEP C Hải Phòng

Hai lô đất tại KCN DEEP C Hải Phòng 2 đang được Tập đoàn KCN Việt Nam hoàn thiện thủ tục để khởi công xây dựng vào tháng 4/2022.

Theo Cổng tin tức TP Hải Phòng, KCN DEEP C Hải Phòng 2 vừa bàn giao hai lô đất cho Tập đoàn Khu công nghiệp Việt Nam để thực hiện các dự án bất động sản công nghiệp.

Hai lô đất này có diện tích lần lượt là 10,6 ha và 12,6 ha, KCN Việt Nam đang hoàn thiện các thủ tục cần thiết để khởi công xây dựng vào tháng 4/2022 nhằm cung ứng khoảng 71.000 m2 nhà xưởng xây sẵn và 81.000 m2 nhà kho trước tháng 12/2022. 

Trong đó, KCN Việt Nam dự kiến sẽ đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời lắp mái để cung cấp nguồn năng lượng cho khách thuê.

Tập đoàn KCN Việt Nam đầu tư hai dự án tại DEEP C Hải Phòng - Ảnh 1.

(Ảnh: KCN DEEP C Hải Phòng 2).

Tập đoàn T&T khảo sát đầu tư 5 khu đô thị hơn 2.000 ha tại Hòa Bình

  Tập đoàn T&T vừa được tỉnh Hòa Bình cho phép nghiên cứu, khảo sát đầu tư các dự án khu đô thị tại TP Hòa Bình và huyện Đà Bắc.

Tập đoàn T&T khảo sát đầu tư 5 khu đô thị hơn 3.900 ha tại Hòa Bình - Ảnh 1.

Một góc huyện Đà Bắc. (Ảnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình).

Thông tin từ Trang điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành chủ trương cho CTCP Tập đoàn T&T nghiên cứu, khảo sát lập thủ tục đầu tư dự án trên địa bàn TP Hòa Bình và huyện Đà Bắc.

Theo đó, Tập đoàn T&T được nghiên cứu, khảo sát 5 dự án trong thời hạn 6 tháng, bao gồm Khu đô thị (KĐT) phường Tân Hòa và xã Hòa Bình, TP Hòa Bình, quy mô khoảng 334 ha; KĐT, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Thịnh Minh và xã Hợp Thành, TP Hòa Bình, quy mô khoảng 934 ha.

KĐT thể thao tỉnh Hòa Bình tại phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình, quy mô khoảng 18,2 ha; KĐT du lịch thung lũng văn hóa Hòa Bình tại xã Tú Lý, huyện Đà Bắc, quy mô khoảng 684 ha và KĐT dịch vụ du lịch Đà Bắc tại thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc, quy mô khoảng 150 ha.

Còn tiếp...

Bắc Giang: Mở rộng đường từ thị trấn Bố Hạ qua xã Đông Sơn, huyện Yên Thế lên 12 m

Dự án sẽ được khởi công thực hiện từ năm 2022 - 2025, với tổng mức đầu tư khoảng 260 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ thị trấn Bố Hạ qua xã Đông Sơn, huyện Yên Thế đi trường Cao đẳng Nghề Đông Bắc.

Theo đó, tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 11,26 km, chiều rộng nền đường là 12 m bao gồm các hạng mục: Nền, mặt đường, hệ thống thoát nước, công trình cầu, hệ thống chiếu sáng, lát hè đường và hệ thống an toàn giao thông; kết cấu mặt đường bê tông nhựa trên lớp móng cấp phối đá dăm.

Dự án đầu tư xây dựng theo công trình giao thông cấp II, có điểm đầu tại Km0+00 giao cắt với ĐT.242 tại Km0+700; điểm cuối tại Km11+260 khớp nối với tuyến đường hiện trạng (đường Hoàng Hoa Thám) thuộc địa phận giáp ranh với huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra, dự án có xây dựng mới cầu Hẩu tại Km7+884,44 vượt suối. 

Dự án sẽ được khởi công thực hiện từ năm 2022 - 2025, với tổng mức đầu tư khoảng 260 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh. 

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/bac-giang-mo-rong-duong-tu-thi-tran-bo-ha-qua-xa-dong-son-huyen-yen-the-len-12-m-20211117011805652.htm

Toàn cảnh 'bức tranh' quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội

  Trong 9 tuyến đường sắt đô thị Thủ đô, duy chỉ có tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành và được đưa vào khai thác thương mại chính thức từ ngày 6/11 vừa qua; tuyến Nhổn - ga Hà Nội đã cơ bản hoàn thành công tác xây dựng đoạn Nhổn - Cầu Giấy, đang triển khai thi công đoạn Cầu Giấy - ga Hà Nội; các tuyến còn lại mới chỉ được giải phóng một phần mặt bằng hoặc chưa được triển khai.

Từ năm 1998, Chính phủ đã định hướng đầu tư, phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội. Theo quy hoạch, hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô gồm 9 tuyến với tổng chiều dài khoảng 318 km.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng xác định xây mới các tuyến đường sắt đô thị kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh; kết hợp xây dựng công trình dịch vụ, công cộng với xây dựng các ga đường sắt đô thị.

Hiện nay, tiến độ triển khai các dự án này đều chậm so với dự kiến, đội vốn hàng chục nghìn tỷ đồng.

Tính đến năm 2021, nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn TP Hà Nội là 34.437 tỷ đồng để thực hiện đầu tư đối với 4 dự án (tuyến số 1: 2.103 tỷ đồng, tuyến số 2: 974 tỷ đồng, 2A: 15.749 tỷ đồng và tuyến số 3: 15.611 tỷ đồng).

Bức tranh đường sắt đô thị Hà Nội: Hoàn thành hai tuyến, 7 tuyến còn lại chưa được triển khai - Ảnh 1.

Theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 của UBND TP Hà Nội, dự kiến ngân sách đầu tư trung hạn của thành phố cho hệ thống đường sắt đô thị ít nhất khoảng 50.000 tỷ đồng.

Trong giai đoạn này, thành phố đưa vào vận hành hai tuyến đường sắt đô thị vận tải hành khách khối lượng lớn, tốc độ cao là tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông) và tuyến số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội); đồng thời khởi công tuyến đường sắt đô thị số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo); hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt đô thị số 3.2 (Trần Hưng Đạo - Hoàng Mai) và tuyến đường sắt số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc).

Ngày 6/11 vừa qua, những đoàn tàu thuộc dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã chính thức lăn bánh sau 10 năm xây dựng, trở thành tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội và Việt Nam được đưa vào vận hành khai thác.

Sau đây là thông tin chi tiết về quy hoạch và tiến độ 9 đoạn tuyến đường sắt đô thị Hà Nội.

Còn tiếp...

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

Bắc Ninh quy hoạch KCN Yên Phong II-A hơn 1.800 tỷ đồng do Western Pacific đầu tư

Dự án có quy mô khoảng 158,81 ha. Đáng chú ý, tuyến đường trục chính khu công nghiệp có mặt cắt ngang 87,5 m kết nối với ĐT.285B qua cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên.

UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp Yên Phong II-A, tỷ lệ 1/2.000, huyện Yên Phong.

Theo đó, quy mô dự án khoảng 158,81 ha; trong đó diện tích khu công nghiệp khoảng 151,27 ha; diện tích hoàn trả nghĩa trang khoảng 7,54 ha.

Khu công nghiệp thuộc xã Tam Giang và xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong. Phía bắc giáp đê sông Cà Lồ; phía đông giáp ruộng canh tác và QL3; phía tây giáp đê sông Cà Lồ; phía nam giáp ruộng canh tác thôn Yên Vĩ và QL18.

Khu vực quy hoạch có tính chất là khu công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường; ưu tiên các ngành công nghiệp điện tử, viễn thông, dược phẩm, công nghiệp hỗ trợ, vật liệu mới, chế tạo thiết bị,...

Các khu chức năng chính của dự án gồm: Khu đất xây dựng nhà máy – kho tàng; khu đất xây dựng nhà điều hành, dịch vụ; khu cây xanh tập trung, cây xanh cách ly; đường giao thông, bãi đỗ xe và các công trình HTKT đầu mối. 

Bắc Ninh quy hoạch KCN Yên Phong II-A hơn 1.800 tỷ đồng do Western Pacific đầu tư - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: viglaceraip.com).

Huyện Ba Vì đề nghị Hà Nội quy hoạch Khu du lịch Suối Hai và mở loạt tuyến đường quanh QL32 gần dự án

 Ngoài ra, địa phương đề nghị bổ sung Khu công nghiệp diện tích từ 300 - 500 ha thuộc xã Phú Cường, Tản Hồng và bổ sung một cảng sông tại xã Tản Hồng vào quy hoạch sử dụng đất huyện giai đoạn 2021 - 2030.

Mới đây, đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì về tình hình, kết quả công tác trên nhiều lĩnh vực tại địa bàn từ đầu năm đến nay.

Trong buổi họp, huyện đề nghị thành phố quy hoạch vùng huyện Ba Vì và quy hoạch sử dụng đất huyện Ba Vì giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó bổ sung Khu công nghiệp diện tích từ 300 - 500 ha thuộc xã Phú Cường, Tản Hồng và bổ sung một cảng sông tại xã Tản Hồng. 

Ngoài ra, huyện cũng đề nghị Hà Nội quy hoạch Khu du lịch Hồ Suối Hai; ưu tiên hỗ trợ kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng huyện nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao năm 2022. 

Thành phố sớm chỉ đạo triển khai dự án khắc phục sự cố sạt lở đê kè trên địa bàn huyện, nhất là tại điểm sạt lở mới ảnh hưởng đến chân đê tại xã Thái Hòa, Cổ Đô, Sơn Đà, Chu Minh, Đông Quang.

Đặc biệt, để kết nối giao thông của huyện với địa phương khác và tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, huyện đề nghị thành phố quan tâm tạo điều kiện cho phát triển một số tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện: Đường mòn Hồ Chí Minh đi qua huyện Ba Vì, đường nối Quốc lộ 32 với đường Quốc lộ 32 - Yên Kỳ - Hồ Suối Hai (đường dẫn vào Cầu Văn Lang kéo dài), đường nối Quốc lộ 32 - Yên Kỳ - Hồ Suối Hai (giai đoạn 2), đường hai bên sông Tích, đường 40 km tuyến đê sông Hồng, Sông Đà…

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnammoi.vn/huyen-ba-vi-de-nghi-ha-noi-quy-hoach-khu-du-lich-suoi-hai-va-mo-loat-tuyen-duong-quanh-ql32-gan-du-an-20211117013648629.htm 

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

5 điểm sáng trong một thập kỷ quy hoạch Hà Nội

  Cùng nhìn lại những vấn đề nổi bật nhất trong 10 năm thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Tháng 7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Tới nay, sau 10 năm, Hà Nội đã triển khai được nhiều việc tích cực trên hành trình thực hiện quy hoạch do Thủ tướng phê duyệt. Cùng nhìn lại những vẫn đề đáng chú nhất trong 10 năm thực hiện Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.

Trong giai đoạn 2011 - 2020, kinh tế của Hà Nội cũng như cả nước đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là cuộc suy thoái kinh tế thế giới đầu những năm 2010 và đại dịch Covid-19 xảy ra từ năm 2020. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân của thành phố vẫn đạt khoảng 7% (giai đoạn 2011 - 2020 tăng 7,3%, giai đoạn 2016 - 2020 là 6,73%). 6 tháng đầu năm 2021, GRDP của Hà Nội tăng trưởng 5,91%.

Quy hoạch Hà Nội 10 năm nhìn lại - Bài 1: 5 điểm sáng nhất trong một thập kỷ quy hoạch Hà Nội - Ảnh 1.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011 - 2020 tại Hà Nội là hơn 3,1 triệu tỷ đồng. (Ảnh tư liệu minh họa: Hạ Vũ).

Quy mô GRDP của Hà Nội năm 2020 đạt khoảng 43,9 tỷ USD (tương đương khoảng 1,02 triệu tỷ đồng), gấp 1,59 lần giai đoạn trước (27,6 tỷ USD, tương đương hơn 580 nghìn tỷ đồng).

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016 – 2020 đạt 1,716 triệu tỷ đồng, gấp 1,21 lần giai đoạn 2011 - 2015 (1,421 triệu tỷ).

Đáng chú ý, Hà Nội là địa phương đầu tiên xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn (từ năm 2013). Tổng mức kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 cấp thành phố của Hà Nội là hơn 107,3 nghìn tỷ đồng. Trước đó, giai đoạn 2011 - 2015, tổng số vốn chi cho đầu tư phát triển do cấp thành phố trực tiếp quản lý là gần 105 nghìn tỷ đồng...

Nhìn những con số trên cũng phần nào hình dung được diện mạo đô thị Hà Nội đã thay đổi mạnh mẽ ra sao trong 10 năm qua.

Còn tiếp...

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

Bán bất động sản tại Bắc Ninh khi chưa đủ điều kiện, Tập đoàn Hanaka bị phạt 275 triệu đồng

UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bất sản với CTCP Tập đoàn Hanaka do những sai phạm tại dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong.

Doanh nghiệp này bị phạt 275 triệu đồng với lý do kinh doanh bất động sản không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định.

Cùng với việc xử phạt mức tiền trên, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cũng yêu cầu CTCP Tập đoàn Hanaka dừng ngay việc kinh doanh bất động sản khi chưa đủ điều kiện theo quy định.

Dự án doanh nghiệp này vừa bị xử phạt có quy mô 26,5 ha với 555 lô đất, trong đó có quy hoạch khu xử lý chất thải hơn 3,7 ha.

CTCP Tập đoàn Hanaka có địa chỉ trụ sở chính tại Khu công nghiệp Hanaka, phường Trang Hạ, phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Bán bất động sản tại Bắc Ninh khi chưa đủ điều kiện, Tập đoàn Hanaka bị phạt 275 triệu đồng - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án Khu đô thị Hanaka Paris City. (Ảnh: Hanaka).

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT: 'Dùng tiền ngân sách tạo quỹ đất sạch, không đấu giá được sẽ là dự án treo, gây thất thoát'

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng diễn ra chiều ngày 11/11, đại biểu Vũ Thị Liên Hương (Quảng Ngãi) có câu hỏi chất vấn liên quan đến vấn đề sử dụng đầu tư công để giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho các dự án.

Cụ thể, theo quy định của Luật đất đai, việc giao đất thực hiện thông qua hình thức đấu giá đất. Để có đất đấu giá, thì phải giải phóng mặt bằng, để giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch và có căn cứ thu hồi đất thì phải có các dự án đầu tư.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Đầu tư công, không có dự án giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch, do đó đại biệt tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Bộ có giải pháp để tháo gỡ vấn đề này, tạo điều kiện cho các địa phương triển khai thực hiện các dự án tạo quỹ đất sạch.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT: 'Dùng tiền ngân sách tạo quỹ đất sạch, không đấu giá được sẽ là dự án treo, gây thất thoát' - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn của đại biểu. (Ảnh: Quốc hội).

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, khi nghiên cứu đề án tách giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư ra khỏi dự án, Bộ đã tính toán đến, nhưng thực tế đây là một vấn đề rất phức tạp.

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/bo-truong-bo-kh-dt-dung-tien-ngan-sach-tao-quy-dat-sach-khong-dau-gia-duoc-se-la-du-an-treo-gay-that-thoat-20211112083302634.htm