Trang

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Anh - Bỉ: Siêu phẩm định đoạt ngôi đầu (World Cup 2018)

Anh và Bỉ đã chắc chắn có vé đi tiếp vào vòng 1/8 World Cup 2018. Không những vậy họ có cùng 6 điểm và số bàn thắng bại. Chính vì thế, nếu hai đội bất phân thắng bại, chỉ số fair-play sẽ được tính đến giống như trường hợp ở bảng H như Nhật Bản và Senegal.
Bỉ đánh bại Anh chiếm ngôi đầu bảng
Với cục diện các bảng đấu khác, việc có được ngôi đầu bảng G chưa chắc là điềm lành bởi phải rơi vào nhánh đấu có Brazil, Bồ Đào Nha, Argentina. Vì thế trước giờ bóng lăn, giới mộ điệu hoài nghi rất nhiều về động lực thi đấu của hai đội.
Anh và Bỉ không sử dụng đội hình mạnh nhất, Hai đội có tổng cộng 17 sự thay đổi ở đội hình xuất phát. Thế nhưng không vì vậy mà trận đấu trở nên nhàm chán. Các cầu thủ dự bị thi đấu nhiệt tình và tạo ra không ít cơ hội. Thậm chí, hậu vệ Anh còn có đến 2 tình huống cứu nguy trước vạch vôi.
Bước sang hiệp 2, hai đội vẫn thi đấu ở tốc độ cao. Phút 51, khác biệt được tạo ra bởi pha xử lý sở trường của Januzaj, anh đi bóng qua Rose và tung cú đá chân trái vào góc cao khung thành hạ gục Pickford.
Sau bàn thua, đội tuyển Anh dâng cao đội hình tấn công. Rashford là cầu thủ có cơ hội ngon ăn nhất khi đối mặt Courtois. Tuy nhiên tiền đạo MU bỏ lỡ đáng tiếc và trận đấu khép lại với chiến thắng 1-0 cho Bỉ. Như vậy, Bỉ sẽ chạm trán Nhật Bản, đội xếp nhì bảng H trong khi Anh đối đầu Colombia ở vòng 1/8 World Cup 2018.
Tỷ số chung cuộc: Anh 0-1 Bỉ (H1: 0-0)
Ghi bàn: Januzaj 51'
Đội hình ra sân:
Anh: Pickford, Jones, Stones, Cahill, Arnold, Dier, Rose, Loftus-Cheek, Delph, Vardy, Rashford
Bỉ: Courtois, Vermaelen, Boyata, Dendoncker, Chadli, Dembele, Fellaini, Tielemans, Thor Hazard, Januzaj, Batshuayi
Thông số trận đấu
Anh
Thông số
Bỉ
11(2)
Sút khung thành

14(4)

11
Phạm lỗi

14

7
Phạt góc

2

3
Việt vị

1

47%
Thời gian kiểm soát bóng

53%

0
Thẻ vàng

2

0
Thẻ đỏ

0

3
Cứu thua

2

Chấm điểm cầu thủ
Anh
Bỉ
Cầu thủ
Ðiểm
Cầu thủ
Ðiểm
Pickford
6,2
Courtois
7,3
Arnold
6,6
Vermaelen
6,7
Jones
6,6
Boyata
7,0
Stones
6,6
Dendoncker
6,6
Cahill
7,0
Chadli
7,2
Dier
6,1
Dembele
6,9
Rose
6,7
Fellaini
8,5
Loftus-Cheek
7,0
Tielemans
7,4
Delph
6,7
Thor Hazard
8,2
Vardy
6,8
Januzaj
7,7
Rashford
6,4
Batshuayi
6,5
Thay người
Ðiểm
Thay người
Ðiểm
Welbeck
6,1

Kompany

6,1
Maguire
6,3

Mertens

6,2
Cầu thủ xuất sắc nhất: Đỏ

Giá dầu thô của Mỹ tăng ch���m mức cao trong 3 năm rưỡi

Giá dầu thế giới tăng trong phiên 28/6 trong bối cảnh giá dầu thô của Mỹ có lúc "leo" lên mức cao trong ba năm rưỡi.
Hiện lo ngại lớn nhất của thị trường là nguy cơ nguồn cung sụt giảm do các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể khiến xuất khẩu dầu của Iran giảm mạnh.
Thị trường lo ngại nguồn cung dầu giảm do khả năng xuất khẩu dầu của Iran giảm mạnh. Ảnh: EPA
Khép lại phiên 28/6, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 8/2018 tăng 0,23 USD lên 77,85 USD/ thùng. Trong khi tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao cùng kỳ hạn tăng 0,69 USD (gần 1%) lên 73,45 USD/thùng sau khi có lúc chạm mức cao nhất kể từ phiên 26/11/2014.

Mỹ tuần này đã yêu cầu các nước dừng nhập khẩu dầu của Iran bắt đầu từ tháng 11/2018, động thái mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump hy vọng sẽ cắt nguồn tiền chuyển về Tehran. Ngày 28/6, các quan chức Mỹ cho biết họ sẽ làm việc với riêng từng nước về vấn đề liên quan. Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Iran, hiện chưa cam kết với Mỹ về việc này.

Mark Watkins, nhà chiến lược đầu tư khu vực tại Bank Weath Management (Mỹ), nhận định các biện pháp trừng phạt của Mỹ đang nhằm cố để cô lập Iran thêm, và điều đó có khả năng dẫn tới việc sẽ làm giảm bớt lượng dầu đưa ra thị trường toàn cầu.

Sự gián đoạn nguồn cung dầu từ Canada, Libya và Venezuela cũng là một yếu tố hỗ trợ giá dầu trong phiên này.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Nhật ký World Cup 2018: Người đàn ông khóc trên khán đài Saint Petersburg

Ông Daniel Carlos Lencinas bật khóc khi Messi ghi bàn

Khi Lionel Messi sút tung lưới Nigeria, ông Daniel Carlos Lencinas ôm mặt khóc. Bao nhiêu ngày dồn nén, cảm xúc được dịp vỡ tung.
Tôi đã ngồi giữa những cổ động viên Argentina từ đầu trận. Đúng hơn, tôi đã đi cùng họ từ Cung điện Mùa Đông ra ga tàu điện ngầm Gostiny Dvor và theo chuyến tàu M3 để tới sân Saint Petersburg trong buổi tối hôm ấy. Dòng người Argentina luôn cuộn chảy, mang theo sự náo nhiệt tới bất kỳ đâu mà họ có mặt. Điệp khúc "Vamos, vamos Argentina" (tiến lên Argentina) vang vọng từ quảng trường, phố xá cho đến ga tàu điện ngầm. Hình ảnh Giáo hoàng Francis, Diego Maradona và Messi được giương cao. Người Argentina hôm ấy vẫn sôi nổi như những lần tôi đã gặp họ ở Cape Town năm 2010, ở Porto Alegre và Rio de Janeiro năm 2014, ở Nizhny Novgorod vài ngày trước và giờ đây, ở Saint Petersburg bên bờ biển Baltic này.
Khác chăng là trong cái ồn ào hôm nay lại ẩn chứa nỗi lo, sự căng thẳng cùng cực. Messi đang bế tắc, Argentina đứng bên bờ vực sụp đổ. Hát lên để lấy tinh thần, tự nhủ rằng mình mạnh mẽ, mình vẫn còn niềm tin phía trước, nhưng thực ra trong lòng mỗi người Argentina là một biển trời lo âu. "Messi vẫn là số 1. Chúng tôi sẽ thắng trận và sẽ vô địch thế giới", ông Daniel Carlos Lencinas, một người đến từ Buenos Aires, nói cứng khi tôi hỏi ông có thực sự vững tin rằng Argentina sẽ đi tiếp hay không. Đấy cũng là điều mà tôi đã nghe từ bất cứ người Argentina nào mà tôi có dịp trò chuyện. Họ luôn tuyên bố thật mạnh mẽ dù lòng còn đầy những bất an.
Và rồi, khi trận đấu khởi sự, biển người ấy rần rần chuyển động, hát "Vamos, vamos Argentina" để trấn át nỗi bất an thường trực trong lòng. Ông Daniel Lencinas ngồi ở khán đài A, cùng hát theo đám đông, nhưng thỉnh thoảng tôi thấy ông chùng xuống, lặng lẽ theo dõi từng đường bóng của Argentina, ôm đầu trước mỗi tình huống tấn công của đối thủ.

Nhật ký World Cup 2018: Người đàn ông khóc trên khán đài Saint Petersburg - ảnh 1


Gần cuối trận, cú sút của Marcos Rojo đưa cổ động viên Argentina vào cảm xúc bùng nổ. Cả cầu trường vang dội tiếng hát "Vamos Argentina"…"tiến lên Argentina"...
Thế rồi, giữa căng thẳng tột cùng, điều mà người Argentina mong chờ đã xuất hiện theo cách kỳ diệu nhất. Lionel Messi lướt tới, tung cú sút tuyệt đẹp mở tỷ số. Cả cầu trường nổ tung, người ta ôm nhau, hát vang, reo hò. Riêng ở góc này, ông Daniel Lencinas và người bạn già của mình ôm nhau khóc. Họ khóc thật to như những đứa trẻ, khóc trong niềm hạnh phúc vô bờ. Argentina đã vượt lên dẫn trước, và đặc biệt thay, người ghi bàn không ai khác, chính là Messi, người mà dân Argentina coi là vị cứu tinh "Messiah". Bàn thắng mang đầy đủ dáng dấp của Messi như anh đã từng vô số lần thể hiện ở Barcelona và đội tuyển Argentina. Người dân xứ sở của điệu tango tình tứ và rộng hơn, tất cả những người yêu mến Messi, đã khao khát tới cháy lòng một khoảnh khắc như thế, từ khi cuộc chơi World Cup khởi động. Họ chờ đợi, buồn bã nhưng vẫn kiên trì, và rồi họ đã được đáp lại một cách tuyệt vời nhất. Giữa lúc những sợi dây thần kinh đang căng như dây đàn, giữa lúc mà cơn lo âu không ngừng đốt cháy ruột gan, thì Messi xuất hiện như một cơn mưa mát lành.
"Messi, Messi đã lên tiếng. Đây là điều tôi mong chờ nhất trong những ngày qua", ông Daniel Lencinas nói giữa những vệt nước mắt chưa kịp khô. Mà không chỉ có ông, ở khu vực này của khán đài, tôi đếm sơ có không dưới 10 người khóc, toàn đàn ông cả. Tôi nhớ ra 8 năm trước, trên khán đài ở Cape Town, Nam Phi, tôi đã sững người trước một gã đàn ông khóc. Nhưng đấy là những giọt nước mắt khổ đau khi Argentina của Messi, của Maradona thua tơi tả trước Đức; giữa lúc những người Đức vô tư không ngừng hát "Tschuss Maradona" (Tạm biệt Maradona). Còn hôm nay ở Saint Petersburg này, vẫn là nước mắt đàn ông nhưng không còn là dòng huyết lệ nữa. Đó là nước mắt của hạnh phúc, của những chờ đợi mỏi mòn đã được đáp ứng theo cách tuyệt vời nhất.
Argentina là một xứ sở lạ lùng. Với bóng đá, mọi chuyện đại sự khác đều trở nên bớt quan trọng. Tôi đã rút ra điều đó sau rất nhiều năm tương tác với những con người yêu bóng đá của xứ sở này. Gặp họ trong những ngày vui, trong lúc căng thẳng lẫn trong những ngày mà bao hy vọng, mộng mơ sụp đổ, như tại sân Maracana ở Brazil sau trận chung kết của 4 năm trước. Ồn ào, náo nhiệt, tràn đầy khát khao đó, rồi lại sụp đổ vào phút tối hậu. Thế nhưng mỗi khi giải đấu mới khởi tranh, họ lại xuất hiện, lại ồn ào hồn nhiên, lại khát khao bùng cháy. Cơn yêu bóng đá cứ sống mãnh liệt không bao giờ tắt.


Không phải Lionel Messi, Marcos Rojo mới là người ghi bàn thắng quyết định mang về chiến thắng cho Argentina trước Nigeria.
Tôi nhớ hồi năm 2014, khi tới Brazil, biển người Argentina luôn hát bài ca châm chọc đất nước láng giềng, trong đó có những lời lẽ so sánh khá thô: "Maradona xuất sắc hơn Pele". Giờ đây, đến với nước Nga, họ ít châm chọc hơn. Bài hát cũ không còn được hát nữa, thay vào đó là những bài ca khích lệ tinh thần Argentina, cổ vũ các chàng trai. Bài "Vamos, vamos Argentina" mà tôi nghe tại World Cup lần này luôn kết thúc bằng điệp khúc: "Messi, Maradona!". Maradona là tượng đài bất tử. Messi là hiện thân của khát vọng hôm nay. Có quá khứ, có hiện tại, người Argentina hướng về phía trước, khẳng định sức mạnh của chính mình. Họ không còn quá bận tâm tị nạnh với Brazil, với Pele nữa. Đó có phải là một chuyển biến trong nhận thức? Tôi không biết

Giá dầu hôm nay (28/6) 'hạ nhiệt' sau khi đạt đỉnh gần 4 năm

Giá dầu hôm nay (28/6) giảm nhẹ sau khi đạt đỉnh từ tháng 10/2014 do tồn kho dầu thô Mỹ giảm mạnh, trong khi tình hình cung ứng dầu ở Libya và Canada tiếp tục bất ổn.
Giá dầu WTI và Brent lúc 6h40 lần lượt giảm 0,54% và 0,18% xuống 72,73 USD/thùng và 77,13 USD/thùng.
Giá dầu hôm nay (28/6) hạ nhiệt sau khi đạt đỉnh gần 4 năm
Giá dầu WTI hôm thứ Tư tăng vọt lên cao nhất kể từ tháng 10/2014 do tồn kho dầu thô Mỹ giảm mạnh, trong khi tình hình cung ứng dầu ở Libya và Canada tiếp tục bất ổn.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa New York, giá dầu WTI giao trong tháng 7 tăng 3,6% lên 72,76 USD/thùng. Tại Sàn giao dịch Liên lục địa London, giá dầu Brent tăng 1,42% lên 77,22 USD/thùng.
Tồn kho dầu thô Mỹ giảm mạnh 9,9 triệu thùng vào tuần trước, cao hơn nhiều so với kỳ vọng giảm 2,5 triệu thùng, theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Trong khi đó, xuất khẩu dầu thô tăng 3 triệu thùng do nhu cầu trên thế giới tăng kèm theo nguồn cung dầu tại Libya và Canada tiếp tục bất ổn.
Tại Libya, bạo động khiến tình hình khai thác gặp khó khăn. Trong khi đó, tình hình khai thác dầu thô ở khu vực Syncrude (Canada) vẫn bị gián đoạn khiến nguồn cung bị ảnh hưởng.
Tồn kho xăng tăng 1,15 triệu thùng, thấp hơn so với dự đoán tăng 1,3 triệu thùng. Trong khi đó, tồn kho các chế phẩm từ dầu khác tăng 0,015 triệu thùng, thấp hơn dự báo tăng 0,7 triệu thùng.
Sản lượng dầu thô Mỹ vẫn giữ ở ngưỡng kỷ lục 10,9 triệu thùng/ngày, theo EIA.
Giá dầu còn được hỗ trợ bởi cảnh báo của Mỹ rằng những công ty nào mua dầu của Iran sẽ phải hứng chịu lệnh trừng phạt từ Mỹ.

Nhà đầu tư tiếp tục đánh giá mức độ ảnh hưởng từ quyết định tăng sản lượng của OPEC.

Trong tuyên bố hôm thứ Sáu tuần trước (22/6), OPEC cho biết sẽ tăng nguồn cung bằng cách thực hiện cam kết giảm sản lượng ở mức 100% bắt đầu từ ngày 1/7, nhưng không đưa ra con số cụ thể.

Theo Saudi Arabia, động thái này nghĩa là mức tăng sản lượng danh nghĩa sẽ đạt khoảng 1 triệu thùng/ngày, tương đương 1% nguồn cung toàn cầu. Phía Iraq cho biết, sự gia tăng thực sự sẽ vào khoảng 770.000 thùng/ngày vì một số quốc gia bị giảm sản lượng sẽ phải vật lộn để đạt hạn ngạch đầy đủ.



Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rầng một số nước thành viên OPEC sẽ gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng. Công ty National Alliance cho hay, “Một điều quan trọng cần chú ý là các nước nên cân nhắc chỉ tăng sản lượng thêm 600.000 thùng/ngày. Một số nước sẽ gặp khó khăn trong việc tăng cường khai thác”.

Giá dầu WTI hôm thứ Hai giảm do nhà đầu tư tiếp tục đánh giá mức độ ảnh hưởng từ quyết định tăng sản lượng của OPEC.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa New York, giá dầu WTI giảm 50 cent xuống 68,08 USD/thùng. Tại Sàn giao dịch Liên lục địa London, giá dầu Brent giảm 0,98% xuống 74,58 USD/thùng.

Báo cáo cho thấy Alberta, khu vực khai thác dầu Canada, có thể tạm dừng hoạt động đến hết tháng 7. Thông tin này giúp hạn chế đà giảm giá dầu.

Thị trường kỳ vọng tồn kho dầu thô Mỹ tuần trước sẽ giảm tuần thứ ba liên tiếp.

>>> Cập nhật giá dầu hôm nay mới nhất: https://www.linkedin.com/company/gia-xang-dau-hom-nay-vietnammoi/

Theo thông tin cập nhật liên tục của chúng tôi thì giá dầu WTI hôm thứ Ba tăng mạnh do nhà đầu tư tăng cường mua vào trước lo ngại lượng dầu thô xuất khẩu của Iran sẽ giảm sau khi một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết các nước buộc phải dừng mua dầu Iran từ tháng 11 tới. Nếu cố tình vi phạm, công ty đó sẽ phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ.






Tại Sàn giao dịch Hàng hóa New York, giá dầu WTI tăng 3,6% lên 70,53 USD/thùng. Tại Sàn giao dịch Liên lục địa London, giá dầu Brent tăng 2,17% lên 76,71 USD/thùng.

Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 5 và tuyên bố sẽ mạnh tay áp lệnh trừng phạt lên Tehran.

Việc giá dầu tăng vào cuối phiên hôm qua đã đù đắp đợt giảm giá ngày trước đó do tác động từ quyết định tăng sản lượng của OPEC.

Arab Saudi sẽ tăng sản lượng lên ngưỡng kỷ lục 10,8 triệu thùng/ngày, theo Bloomberg. Một số chuyên gia cho rằng động thái này của Arab Saudi nhằm bù đắp lượng dầu bị thiếu hụt. Ngoài ra, thị trường kỳ vọng tồn kho dầu thô Mỹ tuần trước sẽ giảm tuần thứ ba liên tiếp.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Nguồn cung dầu mỏ hạn hẹp xúc tiến giá dầu, gas tăng nhanh

Vấn đề sản xuất tại 1 trong các cơ sở cát dầu lớn nhất của Canada đã xúc tiến giá dầu thô kỳ hạn tháng đầu của Mỹ lên mức cùng lớn nhất so mang hiệp đồng giao tháng thứ 2 tính từ lúc năm 2014.
>>> đọc thêm giá gas
Canada là nhà sản xuất dầu mỏ to thứ 4 toàn cầu và sở hữu thể mất khoảng 10% nguồn cung trong tháng 7 sau lúc mất điện trong tuần trước làm đóng cửa hạ tầng Syncrude tại Alberta, nơi có thể cung ứng tới 360.000 thùng/ngày.
tình trạng mất điện sẽ siết chặt nguồn cung của Canada và giảm cái dầu thô chảy sang Cushing, Oklahoma, điểm sản xuất giao kèo dầu thô kỳ hạn của Mỹ.
Chênh lệch giữa giá dầu thô giao tháng đến của Mỹ nới rộng trong khi mức trừ lùi của dầu thô Mỹ mang dầu thô Brent thu hẹp trong ngày 25/6 sau lúc Syncrude, 1 liên doanh tất cả thuộc Suncor Energy cho biết hạ tầng này sẽ ko hoạt động ít nhất đến tháng 7.
Nguồn cung dầu mỏ hạn hẹp xúc tiến giá dầu trong tháng 5 lên mức cao nhất bắt đầu từ cuối năm 2014, làm OPEC và Nga đạt được thỏa thuận ngày 22/6 về nâng sản lượng. Những nước tiêu thụ gồm Mỹ và Trung Quốc đã kêu gọi doanh nghiệp này sản xuất thêm.
Goldman Sachs cho biết hiện trạng mất điện của doanh nghiệp Syncrude tiềm năng đưa Cushing vào các con phố hết hàng dự trữ. "Việc mất nguồn cung này của Mỹ sẽ khiến cho trầm trọng thêm hiện trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu hiện giờ, khiến cho sự gia tăng sản lượng của OPEC cần yếu hơn".
>>> xem thêm giá gas bán lẻ
Dầu thô của Mỹ giao trong tháng 8 cao hơn 1,76 USD/thùng so mang giao trong tháng 9, mức cùng cao nhất tính từ lúc tháng 8/2014.
Giá có thể bị thúc đẩy nâng cao tiếp giả dụ dự trữ tiếp tục giảm tại Cushing, nơi nguồn cung sụt giảm mạnh trong tuần trước. Tổ chức tình báo thị trường Genscape đã phát hành số liệu cho thấy dự trữ giảm khoảng hai,2 triệu trong tuần tính tới 22/6. Số liệu dự trữ của chính phủ và Viện dầu mỏ Mỹ sẽ được phát hành trong ngày 26 và 27/6.
những tin tức thiếu hụt cung cấp tại Syncrude kéo dài đã khiến cho giảm chênh lệch giá giữa dầu thô Mỹ và dầu thô Brent xuống mức tốt nhất tính từ lúc đầu tháng 4, loanh quanh 4,78 USD/thùng.
những lái buôn đã phải thanh toán thêm cho nguồn cung cấp tại Cushing trong bối cảnh lo ngại nguồn cung hạn hẹp mang thể cạnh tranh để thực hành toàn bộ các giao kèo cung ứng trong tháng 7.

Giá dầu thế giới bị chi ph���i bởi số phận thỏa thuận hạt nhân Iran

Diễn biến của thị trường dầu trong thời gian sắp tới sẽ phụ thuộc rất nhiều việc chính quyền Tổng thống Donald Trump có hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran hay không.

Thị trường dường như đang đặt cược vào khả năng thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ bị hủy bỏ. Nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã ký với Nhóm P5+1, gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức vào năm 2015 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt với Tehran, nguồn cung dầu trên thị trường sẽ bị gián đoạn đẩy giá dầu tiếp tục đi lên. Trong trường hợp ngược lại, giá dầu có thể giảm mạnh.
Giá dầu Brent Biển Bắc đã tăng 7% trong năm nay.
Theo thỏa thuận này, Iran nhất trí hạn chế các hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc các nước phương Tây dỡ bỏ trừng phạt, cho phép Tehran nhanh chóng nâng sản lượng dầu lên 1 triệu thùng/ngày để phục vụ xuất khẩu.
Giá dầu Brent Biển Bắc đã tăng 7% trong năm nay và dầu WTI của Mỹ cũng tăng 8% lên mức gần 69 USD/thùng, mức cao nhất kể từ cuối năm 2014. Giá nhiên liệu phục hồi mạnh mẽ trong những tháng qua một phần do thị trường dự báo Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ chấm dứt thỏa thuận hạt nhân Iran và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt với nước này.
Michael Wittner - Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường dầu toàn cầu ở ngân hàng Societe Generale cho rằng, tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran có thể khiến nguồn cung dầu toàn cầu bị hụt mất 1 triệu thùng/ngày và điều này sẽ tác động mạnh đến các thị trường năng lượng vốn đang có dấu hiệu thắt chặt hơn. "Nguồn cung dầu sẽ bị xáo trộn lớn", nhà phân tích Wittner nói thêm.
Trước đó, Tổng thống Trump nhiều lần đe dọa rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran trừ khi các bên liên quan phải sửa đổi thỏa thuận này vì nó có nhiều khiếm khuyết nghiêm trọng và chính quyền Mỹ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc áp lệnh trừng phạt lên Iran vào ngày 12/5 tới.
Dầu Brent đã leo dốc lên gần 75 USD/thùng trong phiên 30/4 sau khi Israel cáo buộc Iran tiến hành chương trình hạt nhân bí mật. Phát biểu trực tiếp trên truyền hình ngày 30/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, ông có bằng chứng về việc Iran đang "lừa dối" về chương trình vũ khí hạt nhân của mình sau khi nước này đã ký thỏa thuận hạt nhân mang tính lịch sử với Nhóm P5+1 vào năm 2015.
Cùng ngày, Tổng thống Trump nói rằng, thông tin mà Thủ tướng Netanyahu đưa ra đã chứng tỏ ông "đúng 100%" khi chỉ trích thỏa thuận nhân Iran được ký bởi cựu Tổng thống Barack Obama. "Chúng ta sẽ thấy chuyện gì sẽ xảy ra. Tôi không nói với các bạn biết những gì tôi sẽ làm nhưng nhiều người đoán được tôi sẽ làm gì", ông Trump nói về quyết định sắp tới đối với thỏa thuận hạt nhân Iran.
Công ty nghiên cứu thị trường năng lượng FGE nhận định, nhiều khả năng Tống thống Mỹ sẽ không gia hạn việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran vào ngày 12/5. Nếu Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran, Công ty FGE dự báo sản lượng dầu Iran có thể giảm từ 250 - 500.000 thùng/ngày vào cuối năm 2018. Con số này sẽ tăng lên 500.000 đến 1 triệu thùng/ngày vào năm 2019.
Tổng thống Donald Trump sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc Mỹ có rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hay không vào ngày 12/5 tới.

" style="margin-bottom: 12px; list-style: none; outline: 0px; box-sizing: border-box; border: 0px; vertical-align: baseline; background: transparent; line-height: 23px !important;">

Tuy nhiên, các nhà phân tích dầu mỏ không chắc chắn liệu tất cả mức tăng trưởng sản lượng dầu của Iran sau năm 2015 đều bị ảnh hưởng hay không. Hiện nay, Pháp và nhiều nước châu Âu kêu gọi Tổng thống Mỹ không rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Mặc dù Liên minh châu Âu (EU) cấm vận 100% dầu nhập khẩu từ Iran khi các biện pháp trừng phạt Tehran được áp đặt vào năm 2012, nhà phân tích Michael Wittner cho rằng EU có thể sẽ không hạn chế nhập khẩu dầu của Iran nếu Mỹ áp đặt trở lại biện pháp trừng phạt Iran.
Tương tự, Trung Quốc đang rất cần dầu và có thể không muốn làm bất cứ điều gì có lợi cho chính quyền Tổng thống Trump trong bối cảnh đang có bất đồng thương mại với Mỹ. Trong khi đó, đồng minh khác của Mỹ gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc được dự báo sẽ dừng việc nhập khẩu từ Iran để ủng hộ Mỹ.
Việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran sẽ làm xáo trộn thị trường năng lượng, song theo giới phân tích, mức độ ảnh hưởng đến giá dầu có thể không nhiều vì "vàng đen" đã leo dốc trong thời gian khá dài.
Brian Kessens - Giám đốc danh mục đầu tư ở Công ty Tortoise Capital cho rằng, không nên kỳ vọng giá dầu sẽ nhảy vọt vì khả năng thỏa thuận hạt nhân Iran bị Mỹ hủy bỏ đã phản ánh vào giá dầu trong thời điểm hiện tại.
Cùng quan điểm, nhà phân tích Michael Wittner đánh giá khoảng 50% tác động của dự đoán thỏa thuận hạt nhân Iran sụp đổ đã phản ánh vào giá. Ông Wittner dự báo giá dầu chỉ có thể tăng thêm 5 USD/thùng nếu Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận này vào ngày 12/5 tới. Và ngược lại, giá dầu có thể lao dốc nếu ông Trump quyết định giữ nguyên thỏa thuận hạt nhân Iran.

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Xuất khẩu gas, xăng của Trung Quốc đang tăng nhanh

Xuất khẩu xăng của Trung Quốc trong tháng 5 tăng so với một năm trước do các nhà máy lọc dầu tìm kiếm lợi nhuận từ xuất khẩu hàng hóa và hạn ngạch bổ sung. Xuất khẩu xăng trong tháng 5 tăng 134% so với một năm trước, đạt 1,47 triệu tấn, tăng từ 1,21 triệu tấn trong tháng 4.
>>> đọc thêm giá gas
Xuất khẩu xăng của Trung Quốc trong tháng 5 tăng 134% lên 1,47 triệu tấn
Xuất khẩu dầu diesel trong tháng 5 cũng tăng 62,6% lên 2 triệu tấn trong khi xuất khẩu dầu hỏa tăng 43,1% lên 1,42 triệu tấn trong cùng thời gian này.
Xuất khẩu nhiên liệu trong tháng này vẫn thấp hơn so với số lượng kỷ lục trong tháng 3.
Trong khi đó nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng tăng 42,8% lên 4,15 triệu tấn trong tháng 5, thúc đẩy bởi tiêu thụ mạnh từ các nhà máy hóa học và sản lượng trong nước giảm.
>>> đọc thêm giá gas bán lẻ tphcm
Hoạt động lọc dầu của Trung Quốc giảm từ mức cao kỷ lục trong tháng 4 do các nhà máy bắt đầu bảo dưỡng thường lệ và một số nhà máy lọc dầu độc lập cắt giảm sản lượng trước một hội nghị thượng đỉnh khu vực.
Nhà sản xuất khí tự nhiên lớn nhất của Trung Quốc, PetroChina bắt đầu phân phối cho khách hàng công nghiệp tại khu vực miền bắc và miền tây trong tháng trước để tránh tình trạng thiếu hụt khí đốt, không lâu sau cuộc khủng hoảng nguồn cung lớn trong mùa đông của Trung Quốc.

Giá dầu hôm nay (26/6) giảm t��� đầu phiên do quyết định tăng sản lượng của OPEC

Giá dầu hôm nay (26/6) giảm nhẹ ngay từ đầu phiên do nhà đầu tư tiếp tục đánh giá mức độ ảnh hưởng từ quyết định tăng sản lượng của OPEC.
Giá dầu WTI hôm nay và Brent ghi nhận lúc 6h40 lần lượt giảm 0,2% và 0,03% xuống 68,14 USD/thùng và 74,64 USD/thùng.
Giá dầu hôm nay (26/6) quay đầu giảm ngay từ đầu phiên do tác động của quyết định tăng sản lượng
Giá dầu WTI hôm thứ Hai giảm do nhà đầu tư tiếp tục đánh giá mức độ ảnh hưởng từ quyết định tăng sản lượng của OPEC.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa New York, giá dầu WTI giảm 50 cent xuống 68,08 USD/thùng. Tại Sàn giao dịch Liên lục địa London, giá dầu Brent giảm 0,98% xuống 74,58 USD/thùng.
Báo cáo cho thấy Alberta, khu vực khai thác dầu Canada, có thể tạm dừng hoạt động đến hết tháng 7. Thông tin này giúp hạn chế đà giảm giá dầu.
Trong tuyên bố hôm thứ Sáu tuần trước (22/6), OPEC cho biết sẽ tăng nguồn cung bằng cách thực hiện cam kết giảm sản lượng ở mức 100% bắt đầu từ ngày 1/7, nhưng không đưa ra con số cụ thể.
Theo Saudi Arabia, động thái này nghĩa là mức tăng sản lượng danh nghĩa sẽ đạt khoảng 1 triệu thùng/ngày, tương đương 1% nguồn cung toàn cầu. Phía Iraq cho biết, sự gia tăng thực sự sẽ vào khoảng 770.000 thùng/ngày vì một số quốc gia bị giảm sản lượng sẽ phải vật lộn để đạt hạn ngạch đầy đủ.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rầng một số nước thành viên OPEC sẽ gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng. Công ty National Alliance cho hay, "Một điều quan trọng cần chú ý là các nước nên cân nhắc chỉ tăng sản lượng thêm 600.000 thùng/ngày. Một số nước sẽ gặp khó khăn trong việc tăng cường khai thác".

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Các cổ phiếu công nghệ đã trở nên quá đắt đỏ và không còn khả năng tăng giá

Không ai muốn nhắc đến bong bóng trong kinh tế, song ngày càng nhiều chuyên gia theo dõi thị trường lên tiếng cảnh báo về bong bóng.



(Ảnh: AFP/Getty Images)


Theo CNBC, giám đốc hãng quản lý tài sản Centricus Asset Management Fund Manager Ralph Jainz ( vàng, ngoại tệ, bất động sản) vừa lên tiếng thể hiện sự nghi ngờ về sức mạnh của chu kỳ tăng điểm hiện thời cùng nhiều chuyên gia tài chính khác.

Ông Jainz nói: “Không ai muốn nói về chuyện nó là bong bóng, song nó là bong bóng lạm phát tài sản lớn nhất mà chúng ta thấy trong 20 năm”.

Có nhiều ý kiến trái chiều về việc liệu thế giới có chứng kiến một đợt điều chỉnh thị trường lớn hay không.

Nhà đầu tư kỳ cựu Mark Mobius gần đây dự báo thị trường điều chỉnh đến 30%, trong khi nhiều người khác thì không lo ngại gì.

Nhiều tài sản như các cổ phiếu công nghệ chạm mức cao kỷ lục trong năm nay và vì thế, nhiều loại cổ phiếu truyền thống như y tế, dược phẩm và viễn thông đang mất giá.

Song đây lại chính là nơi mà người ta nên rót vốn vào trong thời đoạn suy thoái, thời điểm mà ông Jainz cho rằng chỉ còn cách chúng ta một năm nữa.

“Các mức độ phân tán đã tăng lên. Người ta bán những cổ phiếu thua cuộc để mua các cổ phiếu thắng cuộc.

Giờ đây, những cổ phiếu thể hiện chưa tốt chính là những lĩnh vực mà bạn cần để bảo vệ mình khi chu kỳ suy giảm tiếp theo thực sự đến. Nó có thể đến trong 12-18 tháng tới”, ông Jainz cho hay.

Các cổ phiếu công nghệ đã trở nên quá đắt đỏ và không còn khả năng tăng giá, theo một số nhà đầu tư.

Dù vậy, không phải ai cũng nghĩ như thế vì tiền và vàng vẫn đang đổ về các hãng công nghệ có vốn hóa thị trường lớn như Netflix và Amazon. Cổ phiếu hai hãng tăng lần lượt 104% và 46,7% từ đầu năm đến nay.

Các cổ phiếu thể hiện kém như ông Jainz miêu tả, chẳng hạn như chỉ số viễn thông và chăm sóc sức khỏe của S&P trong năm nay, thì lần lượt giảm 11,4% và tăng chỉ 3,51% từ đầu năm đến nay. Ngược lại, chỉ số công nghệ tăng đến 14,1%.

Gần đây, hãng quản lý tài sản Fasanara Capital, ở London dự báo đợt sụt giá toàn diện vì mức độ thường diễn của các cú sốc giá trị rủi ro.

Hãng này cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy sự mong manh của thị trường toàn cầu. Fasanara từng dự báo chính xác đợt điều chỉnh của thị trường hồi tháng 2.

Trái với Fasanara, ngân hàng Credit Suisse viết trong lưu ý công bố hồi tuần trước rằng “có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục tăng tốc trên nhiều khu vực chính trong nửa cuối năm 2018, tạo ra môi trường thuận lợi cho cổ phiếu và một số loại hàng hóa”.

>>> Thị trường giá vàng hiện nay: https://tintuckinhtesite.wordpress.com/category/gia-vang-hom-nay-vietnammoi/

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Giá vàng hôm nay ngày 19/06: khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ

Việc Fed tăng lãi suất cho vay cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm lên mức từ 1,75% đến 2% cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ, mức tăng trên thị trường việc làm và lạm phát gần đạt tới mức mục tiêu của Fed.

Các nhà đầu tư vẫn đang theo dõi sát sao tình hình căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới và nếu Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, giá vàng có thể “thử nghiệm” ở mức 1.309-1.310USD/ounce.

Giám đốc nghiên cứu hàng hóa Eugen Weinberg tại ngân hàng Commerzbank cũng lạc quan về giá vàng trong ngắn hạn, đặc biệt khi chính quyền Tổng thống Donald Trump thông qua thuế nhập khẩu đánh lên 50 tỷ USD hàng Trung Quốc. Điều này dự kiến sẽ khiến Trung Quốc đánh thuế trả đũa lên hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong đó có nông sản.




“Mọi thứ hiện tại đều chống lại vàng, nhưng tôi không nghĩ bạn muốn đặt vị thế ngắn trong môi trường này. Tôi không nhìn thấy chất xúc tác đáng kể nào có thể kéo giá vàng lên nhưng có nhiều nhân tố nhỏ, và sẽ không cần nhiều để thay đổi tâm lý tiêu cực trên thị trường vàng”.

Ông David Madden – chuyên gia phân tích thị trường tại CMC Markets, cho biết sự thiên vị mà ông dành cho vàng trong ngắn hạn đang giảm khi thị trường không thể duy trì trên mức trung bình động 200 ngày ở khoảng 1.308 USD/ounce.

Tuy nhiên, ông cho rằng thị trường vàng đang ảm đạm do kẹt giữa khoảng giá cố định.

Về phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này cho biết Trung Quốc cam kết đáp trả “ngay lập tức” đối với hàng hóa Mỹ nếu Mỹ thông qua các biện pháp bảo hộ thương mại đơn phương và gây thiệt hại cho các lợi ích của Trung Quốc.

Theo Doji, nhìn lại các giao dịch trong tuần, giá vàng trong nước tạo sức bật khá tốt do được hỗ trợ từ giá vàng thế giới. Đà tăng từ đầu tuần đã mở rộng dần khiến giao dịch trên thị trường được cải thiện rõ rệt.

Mức giá cao nhất ghi nhận trong tuần tại 36,92 - 37,02 triệu đồng/lượng; trong khi mức thấp nhất là 36,72 - 36,82 triệu đồng/lượng.