Diễn biến của thị trường dầu trong thời gian sắp tới sẽ phụ thuộc rất nhiều việc chính quyền Tổng thống Donald Trump có hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran hay không.
Thị trường dường như đang đặt cược vào khả năng thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ bị hủy bỏ. Nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã ký với Nhóm P5+1, gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức vào năm 2015 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt với Tehran, nguồn cung dầu trên thị trường sẽ bị gián đoạn đẩy giá dầu tiếp tục đi lên. Trong trường hợp ngược lại, giá dầu có thể giảm mạnh.
Nguồn Giá xăng dầu hôm nay
Giá dầu Brent Biển Bắc đã tăng 7% trong năm nay.
Theo thỏa thuận này, Iran nhất trí hạn chế các hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc các nước phương Tây dỡ bỏ trừng phạt, cho phép Tehran nhanh chóng nâng sản lượng dầu lên 1 triệu thùng/ngày để phục vụ xuất khẩu.
Giá dầu Brent Biển Bắc đã tăng 7% trong năm nay và dầu WTI của Mỹ cũng tăng 8% lên mức gần 69 USD/thùng, mức cao nhất kể từ cuối năm 2014. Giá nhiên liệu phục hồi mạnh mẽ trong những tháng qua một phần do thị trường dự báo Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ chấm dứt thỏa thuận hạt nhân Iran và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt với nước này.
Michael Wittner - Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường dầu toàn cầu ở ngân hàng Societe Generale cho rằng, tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran có thể khiến nguồn cung dầu toàn cầu bị hụt mất 1 triệu thùng/ngày và điều này sẽ tác động mạnh đến các thị trường năng lượng vốn đang có dấu hiệu thắt chặt hơn. "Nguồn cung dầu sẽ bị xáo trộn lớn", nhà phân tích Wittner nói thêm.
Trước đó, Tổng thống Trump nhiều lần đe dọa rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran trừ khi các bên liên quan phải sửa đổi thỏa thuận này vì nó có nhiều khiếm khuyết nghiêm trọng và chính quyền Mỹ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc áp lệnh trừng phạt lên Iran vào ngày 12/5 tới.
Dầu Brent đã leo dốc lên gần 75 USD/thùng trong phiên 30/4 sau khi Israel cáo buộc Iran tiến hành chương trình hạt nhân bí mật. Phát biểu trực tiếp trên truyền hình ngày 30/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, ông có bằng chứng về việc Iran đang "lừa dối" về chương trình vũ khí hạt nhân của mình sau khi nước này đã ký thỏa thuận hạt nhân mang tính lịch sử với Nhóm P5+1 vào năm 2015.
Cùng ngày, Tổng thống Trump nói rằng, thông tin mà Thủ tướng Netanyahu đưa ra đã chứng tỏ ông "đúng 100%" khi chỉ trích thỏa thuận nhân Iran được ký bởi cựu Tổng thống Barack Obama. "Chúng ta sẽ thấy chuyện gì sẽ xảy ra. Tôi không nói với các bạn biết những gì tôi sẽ làm nhưng nhiều người đoán được tôi sẽ làm gì", ông Trump nói về quyết định sắp tới đối với thỏa thuận hạt nhân Iran.
Công ty nghiên cứu thị trường năng lượng FGE nhận định, nhiều khả năng Tống thống Mỹ sẽ không gia hạn việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran vào ngày 12/5. Nếu Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran, Công ty FGE dự báo sản lượng dầu Iran có thể giảm từ 250 - 500.000 thùng/ngày vào cuối năm 2018. Con số này sẽ tăng lên 500.000 đến 1 triệu thùng/ngày vào năm 2019.
Tổng thống Donald Trump sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc Mỹ có rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hay không vào ngày 12/5 tới.
" style="margin-bottom: 12px; list-style: none; outline: 0px; box-sizing: border-box; border: 0px; vertical-align: baseline; background: transparent; line-height: 23px !important;">
Tuy nhiên, các nhà phân tích dầu mỏ không chắc chắn liệu tất cả mức tăng trưởng sản lượng dầu của Iran sau năm 2015 đều bị ảnh hưởng hay không. Hiện nay, Pháp và nhiều nước châu Âu kêu gọi Tổng thống Mỹ không rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Mặc dù Liên minh châu Âu (EU) cấm vận 100% dầu nhập khẩu từ Iran khi các biện pháp trừng phạt Tehran được áp đặt vào năm 2012, nhà phân tích Michael Wittner cho rằng EU có thể sẽ không hạn chế nhập khẩu dầu của Iran nếu Mỹ áp đặt trở lại biện pháp trừng phạt Iran.
Tương tự, Trung Quốc đang rất cần dầu và có thể không muốn làm bất cứ điều gì có lợi cho chính quyền Tổng thống Trump trong bối cảnh đang có bất đồng thương mại với Mỹ. Trong khi đó, đồng minh khác của Mỹ gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc được dự báo sẽ dừng việc nhập khẩu từ Iran để ủng hộ Mỹ.
Việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran sẽ làm xáo trộn thị trường năng lượng, song theo giới phân tích, mức độ ảnh hưởng đến giá dầu có thể không nhiều vì "vàng đen" đã leo dốc trong thời gian khá dài.
Brian Kessens - Giám đốc danh mục đầu tư ở Công ty Tortoise Capital cho rằng, không nên kỳ vọng giá dầu sẽ nhảy vọt vì khả năng thỏa thuận hạt nhân Iran bị Mỹ hủy bỏ đã phản ánh vào giá dầu trong thời điểm hiện tại.
Cùng quan điểm, nhà phân tích Michael Wittner đánh giá khoảng 50% tác động của dự đoán thỏa thuận hạt nhân Iran sụp đổ đã phản ánh vào giá. Ông Wittner dự báo giá dầu chỉ có thể tăng thêm 5 USD/thùng nếu Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận này vào ngày 12/5 tới. Và ngược lại, giá dầu có thể lao dốc nếu ông Trump quyết định giữ nguyên thỏa thuận hạt nhân Iran.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét