Trang

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2021

Đi tìm 'vắc xin' điều chỉnh quy hoạch tràn lan

  Năm 2011, quy hoạch chung Hà Nội được phê duyệt làm kim chỉ nam cho hoạt động xây dựng trên địa bàn Thủ đô. Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn chưa thể khắc phục tình trạng điều chỉnh quy hoạch tràn lan.


Quy hoạch Hà Nội 10 năm nhìn lại - Bài 15: Đi tìm 'vắc xin' điều chỉnh quy hoạch tràn lan  - Ảnh 1.

Điều chỉnh quy hoạch (ĐCQH) là việc thay đổi, điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian, cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển.

Trong công tác quy hoạch đô thị, việc ĐCQH các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết là hoạt động phổ biến ở các thành phố lớn cũng như nhiều địa phương trên cả nước.

Ở Hà Nội, thời gian qua thành phố vẫn thường xuyên ban hành các quyết định ĐCQH. Nhiều quyết định ĐCQH đã giúp tăng diện tích cây xanh, mặt nước, trường học... tại các khu vực, dự án.

Đơn cử như khu đất xây trường tiểu học và trung học cơ sở ở phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, sau điều chỉnh được bổ sung thêm diện tích đất công cộng đô thị và công trình trường trung học phổ thông.

Tại khu biệt thự cao cấp Hoàng Kim, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, sau khi ĐCQH, dự án có thêm 10,6 ha đất cây xanh, trong đó 5,4 ha là đất mặt nước. KĐT Green City tại xã Tân Hội, huyện Đan Phượng sau điều chỉnh được bổ sung thêm diện tích hầm đỗ xe…

Loay hoay tìm 'vắc xin' trị điều chỉnh quy hoạch tràn lan - Ảnh 1.

Huyện Hoài Đức có nhiều dự án bỏ hoang, chậm tiến độ, một phần nguyên nhân do đang điều chỉnh quy hoạch. (Ảnh tư liệu minh họa: Hạ Vũ).

Bên cạnh đó, cũng có nhiều khu đất sau khi ĐCQH được nâng chiều cao, bổ sung thêm nhà ở hoặc chuyển đổi chức năng từ đất y tế, hạ tầng sang thương mại. Chẳng hạn như dự án Aeon Mall Hà Đông hay Aeon Mall Hoàng Mai, trước đây được quy hoạch là đất y tế, đất hạ tầng được chuyển đổi thành đất thương mại.

Hay mới đây nhất, Hà Nội đã chuyển mục đích sử dụng ô đất ở nút giao Hàm Nghi - Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm), cho phép làm thêm chung cư, nhà liền kề.

Kế hoạch tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội do UBND TP ban hành vào tháng 10 vừa qua cũng nêu ra 31 dự án bị chậm triển khai, tạm dừng triển khai do đang điều chỉnh quy hoạch hoặc cần điều chỉnh cơ chế thực hiện.

Phần lớn những cái tên trong danh sách đều nằm ở huyện Hoài Đức – khu vực được biết đến với nhiều dự án bỏ hoang, chậm tiến độ.

Có thể kể đến như KĐT Tây Nam An Khánh I, II; KĐT Đại học Vân Canh; loạt KĐT An Thịnh 1, 2, 3, 4, 5; KĐT Sơn Đồng Sunshine City; khu biệt thự và căn hộ Hoàng Kim; KĐT Tây Đô; KĐT Mai Linh – Đông Đô; KĐT Yên Phú;… Trong số này, nhiều dự án đã được cấp chủ trương đầu tư cách đây khá lâu (giai đoạn 2008 – 2009).

Ngoài ra, còn một số dự án khác nằm rải rác ở các quận, huyện khác, như khu nhà ở tái định cư tại thôn Hòe Thị, Xuân Phương (Nam Từ Liêm); bãi đỗ xe C2-3/P2 Gia Thụy (Long Biên) hay dự án xây dựng chợ tại xã Nguyên Khê (huyện Đông Anh) cũng đang chờ được ĐCQH để tiếp tục triển khai.

Quy hoạch Hà Nội 10 năm nhìn lại - Bài 15: Đi tìm 'vắc xin' điều chỉnh quy hoạch tràn lan  - Ảnh 3.

Bên cạnh những dự án ĐCQH theo quy trình, thì có không ít dự án có sai phạm. Đây là tình trạng không hiếm gặp ở Hà Nội từ những giai đoạn trước.

KĐT Linh Đàm là một trong những KĐT kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội, đã giải quyết vấn đề an cư cho rất nhiều người dân trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Tuy nhiên, quá trình xây dựng dự án, chủ đầu tư là Tập đoàn Mường Thanh đã phá vỡ quy hoạch.

Còn tiếp...
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét