Trang

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Nghịch lý gạo Việt không thiếu, tại sao ồ ạt nhập gạo Ấn Độ?

Nghi vấn doanh nghiệp mua gạo Ấn Độ để gắn mác gạo Việt

Mới đây, Bộ Công Thương đã quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về nhập khẩu gạo đối với 5 doanh nghiệp nhập khẩu gạo nhiều bất thường từ Ấn Độ trong khoảng thời gian từ đầu năm 2020 đến hết tháng 5 năm nay.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gao-41.htm

Nguyên nhân là từ năm 2020 Việt Nam đã bất ngờ nhập khẩu 46.700 tấn gạo từ thị trường Ấn Độ, tăng hơn 9,5 lần so với năm 2019 và xu hướng tăng vẫn tiếp tục diễn trong những tháng đầu năm 2021.

Theo số liệu của Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, tính trong ba tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang Việt Nam đạt gần 247.000 tấn, trị giá 74,8 triệu USD. Con số này tăng đột biến hơn 3.250 lần về lượng và tăng gần hơn 554 lần về trị giá so với 76 tấn, trị giá 135 triệu USD của cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, theo Bộ Công Thương, trong quý I/2021, gần như toàn bộ các lô gạo nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam đều là gạo non-basmati với giá trung bình khoảng 303 USD/tấn, thấp hơn gần 200 USD/tấn so với mức 500 USD/tấn giá gạo trắng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này, báo Pháp luật TP HCM đưa tin.

Chia sẻ với người viết, ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE, cho biết: "Gạo Ấn Độ nhập về Việt Nam nhiều nhưng thực tế khi đến các siêu thị hay các cửa hàng gạo tìm mua thì lại không có bán".

Nghịch lý gạo Việt dư thừa, ồ ạt nhập gạo Ấn Độ làm gì? - Ảnh 1.

Cũng theo doanh nghiệp này lý do các đơn vị nhập gạo Ấn Độ về là để làm bánh, bún nhưng thực tế không phải vậy hoàn toàn. 

Phân tích khả năng tạm nhập tái xuất, ông Có cho rằng hoạt động này dành cho các mặt hàng cần gia công và xuất khẩu lại nước thứ 3 với giá trị cao. Còn gạo Ấn Độ giá trị thấp nên nếu tạm nhập tái xuất lấy tên gạo Ấn xuất đi thì không có lợi nhuận.

Trong khi đó, hiện tại đã xuất hiện nhiều dấu hiệu gian lận thương mại như nhập khẩu từ công ty này nhưng mở tờ khai công ty khác hoặc nhập khẩu gạo Ấn Độ nhưng bao bì là sản phẩm của Việt Nam.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nghich-ly-gao-viet-khong-thieu-tai-sao-o-at-nhap-gao-an-do-20210628110538884.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét