Không phát triển bằng mọi giá
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu điều trong tháng 5 đạt gần 272 nghìn tấn, giá trị gần 386,5 triệu USD, giảm 42% về lượng và giảm hơn 49% về giá trị so với tháng 4.
Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/hat-dieu-44.htm
Lũy kế 5 tháng đầu năm, nhập khẩu điều đạt hơn 1,4 triệu tấn, tương đương giá trị hơn 2,2 tỷ USD tăng hơn 247% về lượng và tăng 281% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020.
Như vậy, lần đầu tiên trong 16 năm qua, ngành điều rơi vào tình thế nhập siêu với hơn 2,2 tỷ USD. Trước thực trạng này, Bộ Công Thương đề xuất mở rộng diện tích điều để tự chủ về nguyên liệu và tăng thu nhập cho nông dân.
Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết năm 2020 tổng diện tích điều trên cả nước đạt 300.000 ha, diện tích thu hoạch đạt 280.000 ha. Tổng sản lượng đạt 350.000 tấn/năm, sản lượng trung bình đạt 1,25 tấn/ha.
Ông Cường cho biết trung bình mỗi năm Việt Nam cần nhập khoảng 1,4 triệu tấn điều thô. Như vậy, nếu Việt Nam mở rộng diện tích trồng điều để đáp ứng nhu cầu chế biến trong nước thì ít nhất cần khoảng hơn 1,1 triệu ha.
"Con số này là quá lớn so với quỹ đất trống của Việt Nam. Do vậy, nếu phát triển trồng điều buộc phải cạnh tranh với cây trồng khác như cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn quả… Nếu trồng điều, diện tích các loại cây trồng này sẽ phải thu hẹp, phá bỏ.
Lúc đó, chúng ta phải đặt lên bàn cân hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng, cây nào cho hiệu quả thì người dân sẽ trồng. Chúng ta không ép ngành điều phát triển bằng mọi giá, không thể ép người dân trồng", ông Cường nói.
Thị trường sẽ quyết định tương lai ngành điều
15 năm qua, Việt Nam luôn là nước xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới với công nghệ chế biến hiện đại, gia tăng giá trị xuất khẩu cho nông sản.
Theo ông Cường, trong khi các mặt hàng khác chủ yếu xuất thô, chỉ có ngành điều mới làm được điều này và đó lợi thế Việt Nam cần giữ vững và phát triển. Tuy nhiên, hơn 60% lượng điều thô chế biến chủ yếu nhập khẩu từ châu Phi.
Giả sử, các thị trường nhập khẩu, đặc biệt là châu Phi có chính sách giảm xuất khẩu điều thô, tăng chế biến điều nhân thì rõ ràng lượng điều nhập vào Việt Nam sẽ giảm mạnh hoặc giá nhập khẩu điều sẽ tăng cao.
"Do đó, việc chủ chủ động nguồn nguyên liệu trong nước cũng là yêu cầu cần thiết", ông Cường nhận định.
Theo Cục Trồng trọt, diện tích điều của Việt Nam trong 30 – 40 năm qua ổn định ở mức 300.000 ha, trong đó, Bình Phước chiếm gần 50% tổng diện tích.
Tuy nhiên, phần lớn diện tích điều được trồng theo dự án phủ xanh đất trồng, đồi trọc, trồng ở các vùng đất cằn cỗi, thiếu nước, thiếu quy trình nên sản lượng đạt khoảng 1,25 tấn/ha.
Còn tiếp...
Tham khảo: https://vietnambiz.vn/vi-sao-viet-nam-khong-mo-rong-dien-tich-trong-dieu-20210619112557507.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét