Mông Cổ và Việt Nam đang hợp tác toàn diện nhiều mặt. khi mà Mông Cổ muốn xuất các sản phẩm thịt chế biến, đông lạnh, nguyên phụ liệu dệt may..., thì bên Việt Nam sẽ xuất sang ngược lại như: lúa gạo , thủy hải sản...để đôi bên cùng nhau hợp tác.
>> Tin cùng chuyên mục:
Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong UBLCP Việt Nam –Mông Cổ làm trưởng đoàn. Đoàn đại biểu Mông Cổ do Bộ trưởng Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Sergelen Purev, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong UBLCP làm Trưởng đoàn.
Kỳ họp 16 đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị và cởi mở. Sau khi rà soát những hoạt động hợp tác trong thời gian qua (giữa hai Kỳ họp), hai bên đã thống nhất định hướng hợp tác và thảo luận các biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác, đưa các hợp tác đi vào thực chất, đáp ứng yêu cầu của Chính phủ 2 nước.
Trong thời gian tới, hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ, đưa ra những biện pháp cụ thể, có tính khả thi để thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương, đồng thời khuyến khích sự hợp tác phát triển của cộng đồng doanh nghiệp hai nước, tăng cường xuất khẩu sang thị trường của nhau những mặt hàng có thế mạnh và bổ trợ cho nhau.
Mông Cổ mong muốn xuất khẩu sang Việt Nam các sản phẩm thịt chế biến, đông lạnh (thịt dê, cừu, ngựa), nguyên phụ liệu dệt may (da, lông, len), sản phẩm da, khoáng sản, bột thịt xương, quả đông lạnh (hắc mai biển, việt quất).
Việt Nam tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu sang Mông Cổ các mặt hàng nông thủy sản, thực phẩm chế biến như: gạo, chè, cà phê, bánh kẹo, quả tươi (thanh long, nhãn, sầu riêng, măng cụt, vải, xoài, chanh leo, dừa, chuối…), quả chế biến, nước trái cây đóng hộp, thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm, thuốc thú y, vắc-xin, mật ong, thủy sản, các loại đồ uống, hàng tiêu dùng, hàng dệt may, máy móc, thiết bị dân dụng.
Hai bên nhất trí xây dựng cơ chế đối thoại chính sách, trao đổi thông tin và duy trì các hoạt động giao thương kết nối doanh nghiệp hai nước. Phía Mông Cổ sẽ thông tin cho Việt Nam về những cơ hội, quy định, thủ tục và ưu đãi khi đầu tư vào Mông Cổ; Phía Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, bài học trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp. Hai bên nhất trí khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành, chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư và chia sẻ kiến thức, kỹ năng hoạt động doanh nghiệp.
Hai bên nghiên cứu thúc đẩy việc mở đường hàng không trực tiếp cả hai chiều giữa Hà Nội và U-lan-ba-to thông qua các chuyến bay thuê chuyến; thảo luận về triển khai mở rộng logistics đối với vận tải hàng hóa; tăng cường hợp tác giao lưu nhân dân, tuyên truyền, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, thể thao;
Nhân dịp này, Trưởng đoàn Việt Nam đã đến chào xã giao Thủ tướng Mông Cổ Ngài Jargaltulgyn Erdenebat. Thủ tướng Mông Cổ đánh giá cao tầm quan trọng của Kỳ họp UBLCP 16, trong bối cảnh Việt Nam và Mông Cổ đang nỗ lực củng cố, thúc đẩy, phát triển mối quan hệ truyền thống hữu nghị gắn bó đã được thiết lập chính thức từ năm 1954. Đến nay, hai nước đã 3 lần ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác (1961, 1979, 2000) và khoảng 20 Hiệp định mới về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Hai nước đã công nhận nhau là kinh tế thị trường đầy đủ từ năm 2013. Đặc biệt, các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hai Bên trong những năm gần đây đã góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét