Để duy trì đà tăng trưởng XK gạo và đạt mục tiêu chiến lược đề ra Thủ tướng chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược Phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam định hướng đến năm 2030, ngành lúa gạo sẽ phải tổ chức lại sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam chất lượng cao.
>> Tin cùng chuyên mục:
Có bước chuyển tốt nhưng vẫn bấp bênh
Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm 2017, XK gạo của cả nước đạt 2,8 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,2 tỷ USD, tăng 3% về sản lượng và tăng 4,9% về giá trị so với cùng kỳ. Dù tình hình XK gạo có chiều hướng tăng trưởng, nhưng điều dễ nhận thấy là sự bấp bênh trong XK của mặt hàng này. Cụ thể, theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 4, giá gạo XK bình quân của nước ta giảm gần 20 USD/tấn; tháng 5 cũng giảm 11,83 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2016. Ðầu tháng 5-2017, giá gạo 5% tấm của Việt Nam chào bán chỉ ở mức 350 đến 354USD/tấn thì gạo Thái Lan đã ở mức 390USD/tấn; gạo Ấn Ðộ đạt 388USD/tấn; gạo Pakistan dao động ở mức 408 đến 412USD/tấn. Phải đến đầu tháng 6-2017, giá gạo XK của nước ta mới thật sự tăng khi gạo XK loại 5% tấm là 390USD/tấn và đây là mức giá cao nhất kể từ tháng 12-2014.
Theo nhận định của các chuyên gia thì mức tăng trưởng của lúa gạo XK chủ yếu dựa vào sản lượng. Trong tháng 6, tuy giá gạo thế giới có nhích lên, nhưng do giá gạo Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn so với một số quốc gia XK khác, nên được các đối tác tìm mua nhiều hơn. Vì vậy XK gạo của nước ta mới có chiều hướng tăng. Bàn luận điều này, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty TNHH Trung An (TP Cần Thơ), cho biết: “Trong phiên đấu thầu nhập khẩu 250.000 tấn gạo 25% tấm của Philippines, chúng ta trúng thầu. Điều này tác động tốt đến thị trường lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới. Tuy vậy, phần lớn giá gạo XK theo các hợp đồng tập trung đã ký đều thấp hơn so với giá thị trường nên tính hiệu quả của toàn ngành không cao. Mặt khác, nếu giá lúa gạo nội địa “bật” lên quá cao thì khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam ở các hợp đồng thương mại sẽ kém hẳn”.
Theo ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ: Gạo của ta từ trước đến nay vẫn chỉ đóng bao và mang nhãn hàng của doanh nghiệp hay quốc gia nhập khẩu. Vì vậy, có rất nhiều trường hợp gạo được sản xuất trong nước nhưng lại sử dụng bao bì nước ngoài và được bày bán trong các trung tâm thương mại. Đây là điều bất công và thiệt thòi lớn cho ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam. Việt Nam luôn tự hào là quốc gia XK lúa gạo lớn nhất nhì thế giới mà không biết rằng sự bấp bênh của sản lượng và giá trị là quá lớn. "Nguyên nhân giá trị hạt gạo của ta thấp là do chúng ta chưa chủ động trước những biến động nhanh chóng của thị trường”-ông Hiệp phân tích.
Thực tế, dù có thời gian dài tham gia thị trường XK nhưng đến nay, hầu hết người tiêu dùng chỉ biết đến gạo trắng và phân chia theo tỷ lệ tấm, mà chưa có thương hiệu gạo mang tên "Việt Nam". Ngay cả thị trường trong nước, gạo nội vẫn bị đánh giá thấp hơn nhiều so với gạo nhập khẩu từ Thái Lan hoặc Campuchia...
Định vị thương hiệu gạo Việt từ chất lượng
Theo chiến lược phát triển gạo Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì đến năm 2020, lượng gạo XK đạt khoảng 4,5-5 triệu tấn, trị giá bình quân khoảng từ 2,2 đến 2,3 tỷ USD/năm. Giai đoạn 2021-2030, lượng gạo XK hằng năm khoảng 4 triệu tấn, trị giá xuất khẩu đạt 2,3-2,5 tỷ USD/năm. Chiến lược cũng xác định: Đến năm 2020, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 20% tổng sản lượng gạo XK, gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 25%; tỷ trọng gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica chiếm khoảng 30%, gạo nếp chiếm khoảng 20%. Các sản phẩm gạo có giá trị tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo chiếm khoảng 5%. Bên cạnh đó, tăng tỷ lệ gạo XK trực tiếp và mang thương hiệu Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên, theo các chuyên gia, ngoài việc phản ứng nhanh với những biến động trên thị trường lúa gạo thế giới, thì cũng phải nắm rõ tình hình sản xuất lúa gạo trong nước, để từ đó có thể điều hành thu mua và XK có lợi cho cả nông dân và doanh nghiệp. Riêng vấn đề xây dựng thương hiệu, theo TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), muốn xây dựng thương hiệu gạo trước hết phải khẳng định chất lượng giống. “Tại Thái Lan thương hiệu gạo quốc gia chỉ áp dụng cho 2 giống lúa KDML 105 và RD 15 hay Ấn Độ là nhóm Basmati. Còn ở nước ta, chỉ tính riêng ĐBSCL đã có hơn 100 giống lúa đang lưu hành; đồng thời có từ 15 đến 20 giống mới được xác nhận đưa vào sản xuất hằng năm. Như vậy không thể quản lý được thương hiệu với quá nhiều loại giống. Trong khi đó, chất lượng đầu vào là hạt giống không bảo đảm sẽ dẫn đến chất lượng gạo thấp, không khẳng định được hạt gạo Việt Nam trên thị trường xuất khẩu”-TS Trần Ngọc Thạch, cho biết.
Bàn giải pháp xây dựng thương hiệu gạo Việt, ông Huỳnh Trung Trứ, Phó giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ cho rằng: “Một trong những biện pháp nâng cao giá trị của gạo XK là liên kết nông dân và doanh nghiệp định hướng sản xuất theo chuỗi để có thể kiểm soát quá trình sản xuất, chế biến, XK. Để xây dựng thương hiệu gạo Việt nên chọn lựa một loại giống riêng biệt. Ngoài giống ST Sóc Trăng có thể chọn lựa thêm giống lúa jasmine (giống thuần chủng). Bởi giống lúa này cho ra hạt gạo chất lượng cao, hạt dài, dẻo, thơm, tỷ lệ phần trăm tấm 5% đạt tiêu chuẩn chất lượng, thời gian canh tác ngắn ngày và cho năng suất cao. Với hai yếu tố là chất lượng cao, có thể sản xuất quy mô lớn và ổn định thời gian dài, theo tôi, giống lúa jasmine thích hợp nhất để xây dựng thương hiệu gạo Việt”.
Muốn xây dựng thương hiệu gạo Việt bằng cách chọn ra giống chất lượng, theo PGS, TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, Nhà nước cần tổ chức bình tuyển các giống lúa ở từng vùng để chọn ra loại ngon nhất. Chẳng hạn, trong hơn 20 dòng của giống ST đặc sản sẽ tìm ra dòng tốt nhất để sản xuất giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận cung cấp cho nông dân. Khi đã chọn được giống, doanh nghiệp phải ký hợp đồng với hợp tác xã, cung cấp giống cho nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn GAP. “Mỗi cánh đồng vài trăm héc-ta chỉ gieo trồng một loại giống. Doanh nghiệp phải cử kỹ sư nông nghiệp theo suốt quá trình sản xuất, bảo đảm sản phẩm đầu vào cho đến đầu ra là gạo đóng gói XK đồng nhất về chủng loại và chất lượng, không có gạo khác lẫn vào. Có được sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp yên tâm đăng ký nhãn hiệu, quảng bá, tiếp thị ra nước ngoài. Với quy trình này, doanh nghiệp nào làm ăn gian dối sẽ tự bị đào thải”- PGS, TS Võ Tòng Xuân, đề xuất.
Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm 2017, XK gạo của cả nước đạt 2,8 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,2 tỷ USD, tăng 3% về sản lượng và tăng 4,9% về giá trị so với cùng kỳ. Dù tình hình XK gạo có chiều hướng tăng trưởng, nhưng điều dễ nhận thấy là sự bấp bênh trong XK của mặt hàng này. Cụ thể, theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 4, giá gạo XK bình quân của nước ta giảm gần 20 USD/tấn; tháng 5 cũng giảm 11,83 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2016. Ðầu tháng 5-2017, giá gạo 5% tấm của Việt Nam chào bán chỉ ở mức 350 đến 354USD/tấn thì gạo Thái Lan đã ở mức 390USD/tấn; gạo Ấn Ðộ đạt 388USD/tấn; gạo Pakistan dao động ở mức 408 đến 412USD/tấn. Phải đến đầu tháng 6-2017, giá gạo XK của nước ta mới thật sự tăng khi gạo XK loại 5% tấm là 390USD/tấn và đây là mức giá cao nhất kể từ tháng 12-2014.
Theo nhận định của các chuyên gia thì mức tăng trưởng của lúa gạo XK chủ yếu dựa vào sản lượng. Trong tháng 6, tuy giá gạo thế giới có nhích lên, nhưng do giá gạo Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn so với một số quốc gia XK khác, nên được các đối tác tìm mua nhiều hơn. Vì vậy XK gạo của nước ta mới có chiều hướng tăng. Bàn luận điều này, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty TNHH Trung An (TP Cần Thơ), cho biết: “Trong phiên đấu thầu nhập khẩu 250.000 tấn gạo 25% tấm của Philippines, chúng ta trúng thầu. Điều này tác động tốt đến thị trường lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới. Tuy vậy, phần lớn giá gạo XK theo các hợp đồng tập trung đã ký đều thấp hơn so với giá thị trường nên tính hiệu quả của toàn ngành không cao. Mặt khác, nếu giá lúa gạo nội địa “bật” lên quá cao thì khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam ở các hợp đồng thương mại sẽ kém hẳn”.
Theo ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ: Gạo của ta từ trước đến nay vẫn chỉ đóng bao và mang nhãn hàng của doanh nghiệp hay quốc gia nhập khẩu. Vì vậy, có rất nhiều trường hợp gạo được sản xuất trong nước nhưng lại sử dụng bao bì nước ngoài và được bày bán trong các trung tâm thương mại. Đây là điều bất công và thiệt thòi lớn cho ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam. Việt Nam luôn tự hào là quốc gia XK lúa gạo lớn nhất nhì thế giới mà không biết rằng sự bấp bênh của sản lượng và giá trị là quá lớn. "Nguyên nhân giá trị hạt gạo của ta thấp là do chúng ta chưa chủ động trước những biến động nhanh chóng của thị trường”-ông Hiệp phân tích.
Thực tế, dù có thời gian dài tham gia thị trường XK nhưng đến nay, hầu hết người tiêu dùng chỉ biết đến gạo trắng và phân chia theo tỷ lệ tấm, mà chưa có thương hiệu gạo mang tên "Việt Nam". Ngay cả thị trường trong nước, gạo nội vẫn bị đánh giá thấp hơn nhiều so với gạo nhập khẩu từ Thái Lan hoặc Campuchia...
Theo chiến lược phát triển gạo Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì đến năm 2020, lượng gạo XK đạt khoảng 4,5-5 triệu tấn, trị giá bình quân khoảng từ 2,2 đến 2,3 tỷ USD/năm. Giai đoạn 2021-2030, lượng gạo XK hằng năm khoảng 4 triệu tấn, trị giá xuất khẩu đạt 2,3-2,5 tỷ USD/năm. Chiến lược cũng xác định: Đến năm 2020, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 20% tổng sản lượng gạo XK, gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 25%; tỷ trọng gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica chiếm khoảng 30%, gạo nếp chiếm khoảng 20%. Các sản phẩm gạo có giá trị tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo chiếm khoảng 5%. Bên cạnh đó, tăng tỷ lệ gạo XK trực tiếp và mang thương hiệu Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên, theo các chuyên gia, ngoài việc phản ứng nhanh với những biến động trên thị trường lúa gạo thế giới, thì cũng phải nắm rõ tình hình sản xuất lúa gạo trong nước, để từ đó có thể điều hành thu mua và XK có lợi cho cả nông dân và doanh nghiệp. Riêng vấn đề xây dựng thương hiệu, theo TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), muốn xây dựng thương hiệu gạo trước hết phải khẳng định chất lượng giống. “Tại Thái Lan thương hiệu gạo quốc gia chỉ áp dụng cho 2 giống lúa KDML 105 và RD 15 hay Ấn Độ là nhóm Basmati. Còn ở nước ta, chỉ tính riêng ĐBSCL đã có hơn 100 giống lúa đang lưu hành; đồng thời có từ 15 đến 20 giống mới được xác nhận đưa vào sản xuất hằng năm. Như vậy không thể quản lý được thương hiệu với quá nhiều loại giống. Trong khi đó, chất lượng đầu vào là hạt giống không bảo đảm sẽ dẫn đến chất lượng gạo thấp, không khẳng định được hạt gạo Việt Nam trên thị trường xuất khẩu”-TS Trần Ngọc Thạch, cho biết.
Bàn giải pháp xây dựng thương hiệu gạo Việt, ông Huỳnh Trung Trứ, Phó giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ cho rằng: “Một trong những biện pháp nâng cao giá trị của gạo XK là liên kết nông dân và doanh nghiệp định hướng sản xuất theo chuỗi để có thể kiểm soát quá trình sản xuất, chế biến, XK. Để xây dựng thương hiệu gạo Việt nên chọn lựa một loại giống riêng biệt. Ngoài giống ST Sóc Trăng có thể chọn lựa thêm giống lúa jasmine (giống thuần chủng). Bởi giống lúa này cho ra hạt gạo chất lượng cao, hạt dài, dẻo, thơm, tỷ lệ phần trăm tấm 5% đạt tiêu chuẩn chất lượng, thời gian canh tác ngắn ngày và cho năng suất cao. Với hai yếu tố là chất lượng cao, có thể sản xuất quy mô lớn và ổn định thời gian dài, theo tôi, giống lúa jasmine thích hợp nhất để xây dựng thương hiệu gạo Việt”.
Muốn xây dựng thương hiệu gạo Việt bằng cách chọn ra giống chất lượng, theo PGS, TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, Nhà nước cần tổ chức bình tuyển các giống lúa ở từng vùng để chọn ra loại ngon nhất. Chẳng hạn, trong hơn 20 dòng của giống ST đặc sản sẽ tìm ra dòng tốt nhất để sản xuất giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận cung cấp cho nông dân. Khi đã chọn được giống, doanh nghiệp phải ký hợp đồng với hợp tác xã, cung cấp giống cho nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn GAP. “Mỗi cánh đồng vài trăm héc-ta chỉ gieo trồng một loại giống. Doanh nghiệp phải cử kỹ sư nông nghiệp theo suốt quá trình sản xuất, bảo đảm sản phẩm đầu vào cho đến đầu ra là gạo đóng gói XK đồng nhất về chủng loại và chất lượng, không có gạo khác lẫn vào. Có được sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp yên tâm đăng ký nhãn hiệu, quảng bá, tiếp thị ra nước ngoài. Với quy trình này, doanh nghiệp nào làm ăn gian dối sẽ tự bị đào thải”- PGS, TS Võ Tòng Xuân, đề xuất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét